Điểm lại những thương vụ thâu tóm "đình đám" của Microsoft

Lưu Ly |

(Soha.vn) - Trước khi mua lại mảng thiết bị của Nokia, gã khổng lồ Microsoft từng được dư luận chú ý đến với không ít vụ thâu tóm "đìm đám" khác.

Microsoft từng khiến không ít người phải bất ngờ khi bỏ ra 8,5 tỉ USD để mua lại Skype. Mới đây, gã khổng lồ này tiếp tục gây xôn xao khi bỏ ra hơn 7 tỉ USD để mua lại mảng thiết bị của Nokia.

Điểm lại những thương vụ thâu tóm
 

Nhân sự kiện này, chúng ta cùng điểm lại những thương vụ đắt đỏ nhất mà “gã khổng lồ” này đã từng thực hiện.

Microsoft mua lại công ty quảng cáo trực tuyến với 6 tỉ USD

6 tỷ USD (khoảng 3 tỷ bảng Anh) là số tiền khổng lồ mà Microsoft bỏ ra để mua lại một công ty chuyên về kinh doanh quảng cáo trực tuyến - Aquantive.

Điểm lại những thương vụ thâu tóm
 

Atlas Solutions từ lâu đã là một sản phẩm giúp các đơn vị quảng cáo có thể mua cũng như quản lý những mẩu quảng cáo trên internet của mình. Vào năm 2007, Microsoft đã bỏ ra khoản tiền lên đến 6 tỉ USD để mua lại aQuantive, chủ quản và cũng là đơn vị tạo ra nền tảng quảng cáo này.

Microsoft mua lại 800 bằng sáng chế từ AOL với giá hơn 1 tỉ USD

Microsoft từng có một lượng bằng sáng chế khổng lồ nhưng công ty này vẫn tham vọng thâu tóm thêm các bằng sáng chế khác. Chính vì thế mà tháng 4/2012, Microsoft đã bổ sung thêm 800 bằng sáng chế từ AOL với giá hơn 1 tỉ USD.

Số bằng sáng chế mà AOL bán lại cho Microsoft chiếm 3/4 trong tổng số 1100 bằng sáng chế mà mình nắm giữ.

Điểm lại những thương vụ thâu tóm
 

Bên cạnh được sở hữu 800 bằng sáng chế mới, Microsoft còn được cấp phép với 300 bằng sáng chế còn lại của AOL, đồng thời AOL vẫn được cấp phép với số bằng sáng chế mà họ bán cho Microsoft. Dù không cho biết chi tiết nhưng 300 trong số 800 bằng sáng chế mà Microsoft mới mua thuộc các công nghệ: quảng cáo, tìm kiếm, quản lý nội dung, mạng xã hội, đa truyền thông, bảo mật...

Microsoft bỏ ra 8,5 tỉ USD để mua lại Skype

Tháng 6/2012, thương vụ mua lại Skype được đại diện cấp cao của hai bên xác nhận. Sau khi thuộc về Microsoft, Skype hỗ trợ các dịch vụ, thiết bị của hãng như Xbox, Kinect, Windows Phone hay PC chạy Windows. Ngoài ra, Microsoft cũng cho biết sẽ kết nối người dùng Skype với các dịch vụ như Lync, Outlook hay Xbox Live...

Việc Microsoft mua lại Skype không gây ảnh hưởng tới người dùng Skype trên các nền tảng khác (không phải của Microsoft).

Điểm lại những thương vụ thâu tóm
 

Skype được hai người Luxembourg thành lập vào năm 2003. Tới tháng 9 năm 2005, dịch vụ này được eBay mua lại với giá 2,6 tỉ USD và thuộc quyền sở hữu của nhóm đầu tư Silver Lake vào tháng 11 năm 2009 trước khi về tay Microsoft.

Microsoft chi 1,2 tỉ mua lại mạng xã hội Yammer

Cũng trong tháng 6/2012, Microsoft chính thức công bố thương vụ mua lại mạng xã hội doanh nghiệp Yammer với giá 1,2 tỷ USD.

Ra đời được bốn năm và thu hút khoảng 5 triệu người sử dụng, Yammer hoạt động tương tự như Facebook, cung cấp cho các công ty cách tạo ra mạng xã hội riêng cho các nhân viên nhằm phục vụ công việc.

Các hãng sử dụng Yammer bao gồm gã khổng lồ xe hơi Ford và công ty dịch vụ thương mại Deloitte.

Điểm lại những thương vụ thâu tóm
 

Thời điểm đó, vụ thâu tóm được xem là nỗ lực của Microsoft nhằm thích ứng với sự thay đổi lớn trong ngành công nghệ vốn làm gia tăng nhu cầu dành cho các dịch vụ internet và công cụ mạng xã hội.

Microsoft mua lại mảng thiết bị của Nokia với 7 tỉ USD

Ít ngày trước, Microsoft đã công bố mua lại bộ phận kinh doanh thiết bị của Nokia với giá 7,17 tỷ USD. Thương vụ này sẽ hoàn tất trong quý 1/2014. Theo đó, Microsoft chi 5 tỷ dành cho mảng di động và 2,17 tỷ USD dành cho danh mục bản quyền của Nokia.

Điểm lại những thương vụ thâu tóm
 

Sau khi thỏa thuận được thực hiện, nhiều Giám đốc điều hành của Nokia sẽ gia nhập Microsoft, gồm Stephen Elop – cựu lãnh đạo Microsoft cũng là ứng cử viên sáng giá sẽ thay thế CEO Steve Ballmer sau khi ông này về hưu. Ngoài ra, còn có Giám đốc Jo Harlow, Juha Putkiranta, Timo Toikkanen và Chris Weber.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại