Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã đồng ý với hướng giải quyết này sau khi Facebook chấp nhận cho phép chính phủ kiểm tra các hoạt động quản lí thông tin cá nhân mỗi năm trong vòng 20 năm tới.
Công ty cũng đã hứa sẽ xin ý kiến rõ ràng từ phía người dùng để nhận được sự chấp thuận trước khi thay đổi những nội dung sẽ được công khai. Cách giải quyết trên cũng tương tự với các thỏa thuận mà Ủy ban này đã đạt được với Google và MySpace và đã được thông qua vào thứ bảy vừa rồi.
Trước đó một ngày, Google đã bị phạt 22.5 nghìn USD Mĩ để giải quyết những cáo buộc rằng công ty này đã không tuân theo các thỏa thuận đó sớm hơn.
Facebook đã không thừa nhận bất cứ hành động sai phạm nào trong thỏa thuận trên. Mặc dù vậy, vào tháng 11 vừa qua Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg thừa nhận rằng công ty đã mắc phải một "sai lầm căn bản " trong vấn đề bảo mật trong nhiều năm qua.
Cả Facebook và Google đều có một lượng lớn dữ liệu của những người sử dụng - Facebook thì thông qua những gì mà mọi người chia sẻ trên trang của họ, còn Google thì thông qua những tìm kiếm hoặc những thứ khác mà mọi người thao tác.
Trong nhiều năm qua, Facebook đã khuyến khích người sử dụng tự nguyện chia sẻ thêm về bản thân, khiến cho họ cũng như bạn bè ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho trang web, chính điều này đã giúp cho Facebook bán được nhiều quảng cáo hơn.
Theo cách giải quyết trên, Facebook sẽ phải nhận được sự cho phép, một quá trình được biết đến như là "Chọn tham gia" của người dùng, trước khi có bất cứ một sự thay đổi nào về những thao tác bảo mật đang tồn tại trước đó. Nếu có bất kì sự gian dối nào trong việc bảo mật hoặc bảo vệ thông tin người dùng như điều khoản đã đưa ra, có thể dẫn đến việc Facebook sẽ bị phạt tương tự như Google hôm thứ 6. Hình phạt nhận được cho mỗi vi phạm có thể lên đến 16.000 US USD/ 1 ngày.
Facebook không có ý kiến gì trước quyết định đã đưa ra, đồng nghĩa với việc họ khá hài lòng với thỏa thuận cuối cùng đạt được.