Bảo vệ thiết bị Android trước mã độc

Các mẹo dưới đây giúp bạn bảo vệ thiết bị Android và dữ liệu cá nhân trước nguy cơ tin tặc lợi dụng mã độc để tấn công.

Nền tảng người dùng khổng lồ khiến Android trở thành mục tiêu tấn công tiềm năng của giới tin tặc, những kẻ luôn nhăm nhe đánh cắp thông tin cá nhân của chủ sở hữu thiết bị. Trong khi phần lớn mã độc được tìm thấy tại những quốc gia như Nga, Trung Quốc, người dùng châu Âu và Mỹ cũng không hoàn toàn an toàn.

Đáng lưu ý, theo hãng nghiên cứu IDC, chỉ có 5% smartphone và máy tính bảng Android cài đặt chương trình diệt virus. Ngoài ứng dụng “đặc trị” mã độc, bạn có thể thực hiện một số mẹo đơn giản dưới đây để bảo vệ triệt để thiết bị của mình.

Nền tảng Android là mục tiêu tiềm năng của tin tặc. Ảnh: Cnet

Chỉ tải ứng dụng từ kho chính thức

Khi tải ứng dụng, bạn nên ghi nhớ luôn phải tải về từ kho ứng dụng chính thức như của Google, Amazon, Samsung hay nhà sản xuất, nhà mạng khác. Các chợ ảo này đã được hãng quản lý nghiêm ngặt nhằm chặn đứng các chương trình lừa đảo, nguy hiểm. Dù vậy, thi thoảng một số phần mềm vẫn bị “lọt sàng” như ứng dụng BBM giả mạo vừa bị phát hiện trên Google Play Store. Nó đã bị gỡ bỏ song kịp gặt hái hơn 100.000 lượt tải về.

Ứng dụng đáng nghi

Ứng dụng BBM kể trên là ví dụ điển hình. Nếu thực sự đọc kỹ các lời đánh giá từ cộng đồng người dùng Android khác, bạn có thể tránh được sự cố tải về ứng dụng giả mạo. Một trong những yếu tố “vạch mặt” phần mềm đáng nghi chính là những lời hứa thái quá, đánh giá tệ hay điều khoản sử dụng mơ hồ.

Ứng dụng lậu

GoogleSettings_610x376.jpg

Tải ứng dụng nguồn ngoài gây nguy hiểm cho thông tin cá nhân

Phần lớn ứng dụng lậu đều chứa một vài loại mã độc. Bạn có thể chi một số tiền nhỏ cho trò chơi bạn mong muốn và cho công sức mà tác giả bỏ ra, hoặc cũng có thể cài lậu phần mềm không tốn một xu nhưng đổi lại là đặt thông tin cá nhân vào vòng nguy hiểm. Với những người hứng thú với ứng dụng nguồn ngoài (sideload app), hãy đảm bảo chỉ tải về từ trang web của nhà phát triển đáng tin cậy.

Cài đặt

Google đưa vào một số cài đặt trong nền tảng Android giúp ngăn chặn tấn công mã độc. Thiết bị từ Android 2.2 trở lên đều truy cập được vào máy quét mã độc của Google. Trước khi cài ứng dụng tải về ngoài Google Play, Google sẽ quét và cảnh báo nguy cơ rủi ro.

Android-security_610x333.png

Tính năng bảo mật mới trong Android 4.2

Tính năng này được kích hoạt mặc định. Thiết bị từ Android 4.2 trở lên vào Cài đặt > Bảo mật > Xác minh ứng dụng để sử dụng tính năng này. Ngoài ra, người dùng cũng được cảnh báo nếu một ứng dụng cố tình gửi đi tin nhắn đắt đỏ để phê duyệt hoặc từ chối giao dịch. Tính năng được tích hợp thẳng vào nền tảng.

Cập nhật phần mềm

Android-update_610x280.png

Phiên bản cập nhật mới đi kèm bản vá lỗi và cải tiến hiệu năng

Khi có bản cập nhật mới cho thiết bị, hãy đảm bảo bạn tải về và cài đặt nó. Nhà sản xuất, nhà mạng và Google liên tục đưa ra những phiên bản mới để vá lỗi, cải thiện hiệu năng và các tính năng mới bảo vệ thiết bị an toàn hơn. Để kiểm tra cập nhật, vào Cài đặt > Về điện thoại (hoặc Về máy tính bảng) > Cập nhật hệ thống.

Cài ứng dụng diệt virus

Google Play cung cấp nhiều ứng dụng diệt virus, tăng thêm một lớp bảo vệ cho thiết bị. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm của một trong các tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực bảo mật như Avast, AVG, BitDefender, Kaspersky, Sophos, Symantec, TrendMicro. Hai cái tên mới là Lookout và TrustGo cũng được đánh giá cao.

Ngoài phiên bản miễn phí, các công ty còn có phiên bản nâng cao với chi phí nhỏ hàng tháng, gồm nhiều tính năng như bảo vệ trước nguy cơ đánh cắp dữ liệu, duyệt web an toàn, theo dõi thiết bị, xóa dữ liệu từ xa…

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại