7 quyết định mạo hiểm đem về cả núi tiền trong làng công nghệ

thanhthao |

Quyết định của các nhà điều hành và các hãng công nghệ dưới đây đã từng bị coi là mạo hiểm và “ngớ ngẩn”.

1. Google mua YouTube với giá 1,65 tỷ USD

Năm 2006, 1,65 tỷ USD là một khoản tiền khổng lồ để mua lại một công ty mới thành lập có tương lai chưa có gì chắc chắn.

YouTube lúc đó đang rơi vào tình trạng bấp bênh về mặt pháp lý khi các nhà cung cấp nội dung như Universal và CBS phản đối tình trạng vi phạm bản quyền.

Ngày nay, YouTube đã là một trong những thành phần quan trọng nhất của thế giới web. Mỗi năm, Google thu về hơn 3 tỷ USD doanh thu từ YouTube.

2. Twitter từ chối đề nghị mua lại với giá 500 triệu USD từ Facebook

Năm 2008, Mark Zuckerberg nhận thấy Twitter đang trở nên mạnh mẽ và lo ngại đây sẽ là mối đe dọa đối với Facebook. Mark đề nghị mua lại Twitter với giá 500 triệu USD.

Các nhà điều hành của Twitter từ chối thương vụ này vì họ muốn xây dựng công ty độc lập của mình.

Cuối cùng, việc từ chối Facebook là một lựa chọn thông minh. Hiện nay, giá trị thị trường của Twitter đã đạt từ 8-10 tỷ USD.

3. Apple tham gia thị trường điện thoại

Quyết định tham gia thị trường điện thoại di động của Apple rõ ràng là một trong những bước đi thành công nhất trong lịch sử công nghệ.

Tuy nhiên, vào thời điểm ban đầu, đó là một bước đi đột phá của hãng chuyên sản xuất máy tính và iPod.

4. Chris Sacca vay tín dụng đầu tư cho Photobucket

Chris Sacca đã từng là một nhà điều hành của Google trong vòng 3 năm trước khi ông ra đi vào năm 2006 để trở thành một “angel investor” (nhà đầu tư ngay từ khi doanh nghiệp còn ở giai đoạn “trứng nuớc”).

Công ty đầu tiên ông dành sự quan tâm là Photobucket, một trang chia sẻ hình ảnh đang phát triển khá nhanh.
Vấn đề nằm ở chỗ, lúc đó Sacca không hề có tiền nhưng ông vẫn quyết định đầu tư cho Photobucket bằng một khoản vay lớn từ thẻ tín dụng

Chris Sacca

5. Intel thay đổi trọng tâm kinh doanh từ chip nhớ sang vi xử lý

Năm 1985, Intel lâm vào tình cảnh khó khăn. Lợi nhuận của công ty giảm từ 198 triệu USD xuống còn 2 triệu USD vào năm 1984.

Chủ tịch Andy Grove và Tổng Giám đốc Gordon Moore đã tự sa thải và tuyển dụng lại chính mình (theo nghĩa tường trưng). Sau đó, ông từ bỏ sản phẩm chính của công ty để bước vào ngành công nghiệp vi xử lý đang phát triển mạnh.

6. Microsoft tham gia thị trường game video

Máy chơi game đầu tiên của Microsoft ra mắt ngày 15/11/2001 bị nhiều người nghi ngờ về cơ hội thành công.

Những người này đã đúng. Microsoft phải chịu lỗ 4 triệu USD với máy chơi game đầu tiên. Hiện nay, với XBOX 360, mảng kinh doanh giải trí đã đem về cho Microsoft nhiều tỷ đô la.

7. Facebook từ chối 1 tỷ USD của Yahoo và 15 tỷ USD của Microsoft

Công ty mới thành lập của Mark Zuckerberg mới được 2 năm tuổi khi Yahoo đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỷ USD.

Zuckerberg thực sự đã bị cám dỗ bởi khoản tiền này, nhưng anh vẫn từ chối để giữ quyền độc lập.

Năm 2007, Tổng Giám đốc Steve Ballmer của Microsoft đề nghị Zuckerberg bán lại Facebook với giá 15 tỷ USD, Zuckerberg lại từ chối.

Hiện nay, mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đã có giá trị khoảng 100 tỷ USD.

Theo ICT News

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại