1. T-Mobile G1
Thiết bị này của T-Mobile được xem là ông tổ của những chiếc điện thoại Android. Bạn có thể thấy sự xuất hiện của các phím cơ bản như Trang chủ, Gọi điện, Trở lại và Ngắt cuộc gọi ở phía dưới của chiếc điện thoại. Tuy nhiên, tất cả đều được làm bằng phím cứng thay vì phím cảm ứng trên các mẫu điện thoại Android hiện nay.
Hơn thế nữa, chiếc điện thoại đầu tiên này chỉ có bộ nhớ trong là 192 MB, điều này đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ không thể cập nhật phiên bản hệ điều hành và cài đặt thêm được nhiều ứng dụng. Màn hình của T-Mobile G1 tuy lớn nhưng lại không phải là màn hình cảm ứng và việc sử dụng phụ thuộc hoàn toàn vào bàn phím QWERTY được kết hợp ở phía dưới. Trong khi đó, hầu hết các thao tác trên Android phần lớn được thực hiện trên màn hình cảm ứng rộng, tạo cảm giác đơn giản và thân thiện hơn cho người sử dụng.
2. Sharp Aquos Hybrid
Motorola đã từng một thời làm mưa làm gió với những mẫu điện thoại RAZR nắp gập vào năm 2000 và có lẽ vì thế mà Sharp đã quyết định sử dụng thiết kế này trên chiếc Aquos Hybrid được ra mắt vào năm 2011. Có thể nói đây là chiếc điện thoại nắp gập đầu tiên tích hợp phiên bản Android 2.3 được giới thiệu tới người tiêu dùng.
Điều gây ấn tượng nhất đối với thiết bị này đó chính là camera “khủng” lên tới 16 megapixel của nó. Tuy nhiên, lại một lần nữa, Aquos Hybrid đã không thành công vì thiết kế không thích hợp của hệ điều hành mà nó đang sử dụng. Người sử dụng cảm thấy không mấy thoải mái phải thao tác trên bàn phím thật và trên một màn hình quá bé ở thời điểm 2011.
3. Sony Ericsson Xperia Mini Pro
Sony đã sai lầm khi quyết định tích hợp thêm bàn phím QWERTY bên cạnh màn hình cảm ứng của chiếc điện thoại Android này. Các phiên bản điện thoại Mini thông dụng trước đây có vẻ như không còn trở nên thích hợp ở thời điểm người sử dụng luôn ưa thích các thiết bị di động có màn hình cảm ứng lớn ở thời điểm hiện tại.
Bên cạnh việc sử dụng phím cứng gây khó chịu, màn hình cảm ứng của Xperia Mini Pro cũng tỏ ra quá bé để khiến người sử dụng Android cảm thấy hài lòng. Bên cạnh đó, kích thước gọn nhẹ của một chiếc điện thoại không còn là một vấn đề quá lớn đối với khách hàng ở thời điểm hiện nay. Khi nhìn vào thành công của Samsung Galaxy S3 và Galaxy Note chúng ta sẽ hiểu được tại sao Xperia Mini Pro lại không thành công như mong đợi.
4. Kyocera Echo
Giống như ba mẫu điện thoại ở trên, chiếc Kyocera Echo tiếp tục thất bại trên thị trường vì sự khác biệt trong thiết kế mà nhà sản xuất mang lại cho nó không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Với mong muốn vừa duy trì được kiểu dáng gọn nhẹ so với các đối thủ mà vẫn có được một màn hình cảm ứng lớn dành cho Android, màn hình của chiếc Echo đã được chia ra làm hai phần khác biệt nằm trong thiết kế gấp ngang chưa từng có từ trước tới nay.
Không may mắn thay, màn hình thứ hai ở dưới tỏ ra không thực sự hữu ích và gây khó chịu trong quá trình sử dụng màn hình chính ở phía trên. Thêm vào đó, với tính năng và đặc điểm kĩ thuật dưới mức trung bình khi sử dụng một chip xử lí lõi đơn, một camera 5 megapixel không có gì đặc sắc, thật khó để cho Kyocera Echo giành được thiện cảm từ phía người tiêu dùng.
5. Sony Xperia Play
Sự thành công trước đây từ chiếc N-Gage của Nokia đã gợi cho Sony ý tưởng tích hợp khả năng chơi game tuyệt vời từ PlayStation trên một thiết bị chạy Android. Thiết kế trượt đã khiến cho Xperia Play trở nên dày và nặng hơn so với thiết bị Android khác.
Mặc dù vậy, chiếc điện thoại này lại gây thất vọng đối với các game thủ về khả năng chơi game của nó. Phím điều khiển không nhaỵ và cứng, chất lượng game nghèo nàn khiên cho mẫu Play khó có thể xứng đáng với tên gọi của nó. Một sự kết hợp không hoàn hảo đã khiên chiếc điện thoại của Sony nhanh chóng không tìm được chỗ đứng trên thị trường và dần mất bóng sau một thời gian ngắn.