Tạp chí Military Watch đưa ra thông tin trên ngày 3/10.
Nguồn tin trên cho biết, không giống như xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ bị bắt trước đó, xe tăng Leopard 2A6 gửi đến Ukraine không được sản xuất riêng để xuất khẩu mà được lấy từ kho dự trữ của quân đội Đức. Điều đó có nghĩa là những xe này có nhiều công nghệ "nhạy cảm" hơn.
Leopard 2 là một trong những loại xe tăng được sử dụng rộng rãi nhất trong NATO. Đồng thời, các mẫu xe tăng cũ bị Lực lượng Nga bắt giữ không cung cấp thông tin tình báo đáng kể, khác với 2A6 vốn cho kết quả nghiên cứu mà quân đội Nga quan tâm.
Theo Bộ quy tắc ứng xử quốc tế của LHQ về chuyển giao vũ khí, các công nghệ quân sự "nhạy cảm" và công nghệ sử dụng cả dân sự và quân sự là các thiết bị mã hóa, một số công cụ, siêu máy tính, tua bin khí và công nghệ tên lửa, thiết bị điện tử hàng không, thiết bị hình ảnh nhiệt và hóa chất gây kích ứng…
Ngày 1/10, một xe tăng Leopard của Đức, bị Lực lượng vũ trang Nga phá hủy trong khu vực diễn ra hoạt động quân sự đặc biệt, đã được chuyển đến Uralvagonzavod. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ kỹ thuật quân sự của nhiều hệ thống khác nhau và toàn bộ xe.
Ngày 28/9, binh sĩ lái xe tăng bị bắt Volodymyr Kuzko của Lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết các nhóm quân Ukraine được NATO đào tạo đã chờ đợi nhiều tháng ở hậu phương để được cấp thiết bị theo hướng Nam Donetsk.
Tài xế trên lưu ý tiểu đoàn xe tăng mà anh phục vụ theo hướng Donetsk hoàn toàn không nhận được thiết bị của phương Tây: không có xe tăng Abrams và Leopard như đã hứa, chỉ có xe tăng T-64.
Chiến dịch đặc biệt bảo vệ Donbass, được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố bắt đầu ngày 24/2/ 2022, vẫn tiếp tục. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng hơn do quân đội Ukraine pháo kích.
Công nghệ 'nhạy cảm' trong xe tăng Leopard bị bắt
Theo IZ