Thứ Sáu vừa rồi, đội ngũ nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts và Học viện Công nghệ Georgia cho ra mắt thiết bị với khả năng đọc hình ảnh hoàn toàn mới của mình, cho phép chiếc máy tính có thể đọc được một chồng giấy mà chẳng cần phải lật từng tở một.
Cũng có thể so sánh nó với mắt nhìn xuyên thấu của Siêu Nhân – Superman vậy.
Superman ở đây sẽ là một thuật toán trình diễn chữ cái, và mắt nhìn xuyên thấu sẽ là phóng xạ terahertz. Siêu nhân của bạn đó.
Theo báo cáo chi tiết được đội ngũ nghiên cứu đăng tải trên Nature Communications, hệ thống sử dụng phóng xạ terahertz – phóng xạ điện từ nằm giữa khoảng của vi sóng và ánh sáng hồng ngoại. Loại phóng xạ này có nhiều ưu điểm hơn những sóng xuyên bề mặt như X-quang hay siêu âm.
Đầu tiên, phóng xạ terahertz được các chất hóa học hấp thụ theo các cách khác nhau, có nghĩa rằng nó có thể được dùng để xác định được riêng rẽ mực và giấy trên trong một tập giấy dày hay một quyển sách.
Camera terahertz được sử dụng sẽ phát ra một bức xạ theo từng khoảng cực ngắn, đo đạc độ sâu của quyển sách và thời gian sóng ấy dội ngược lại camera.
Những đợt sóng cực nhỏ và cực ngắn này có thể đo đạc độ sâu chính xác tới mức nó có thể phân biệt được từng trang sách, với khoảng cách giữa hai tờ giấy chỉ khoảng 20 micro mét.
Những sóng đập vào phần mực sẽ được một thuật toán được phát triển bởi MIT phân tích, biến nó thành hình ảnh. Kết quả cuối cùng của đợt sóng này thường không rõ ràng, nó cần phải được xử lý bằng một thuật toán nữa, phát triển bởi đội ngũ nghiên cứu của Học viện Công nghệ Georgia.
Thuật toán thứ hai này sẽ phân tích, tách biệt từng kí tự từ hình ảnh hỗn loạn trên.
“Cũng đáng sợ phết”, nhà nghiên cứu Barmak Heshmat từ MIT nói về thuật toán trình diễn chữ cái của họ. “Rất nhiều website sử dụng captcha để đảm bảo rằng bạn không phải là một con robot, mà thuật toán này vượt qua những bài thử ấy rất dễ dàng”.
Hiện thì công nghệ tạo hình ảnh bằng Terahertz vẫn còn non nớt, và dù các nhà nghiên cứu tại MIT nhận ra được tiềm năng của nó từ hơn mười năm trước, thuật toán của họ lúc ấy mới chỉ đạt tới trình độ đọc thư trong phong bì thôi, kể cả hiệnn tại nó cũng chưa đọc được quyển Chiến Tranh và Hòa Bình.
Trong thử nghiệm chứng minh, thì thuật toán cho thấy nó cũng chỉ đọc được một chồng giấy khoảng 9 tờ mà thôi. Quá giới hạn ấy, hình ảnh đưa về sẽ cực nhiễu, quá nhòe để có thể chiết xuất được thông tin. Nhưng với đà phát triển tuyệt vời của công nghệ, ta sẽ sớm thấy nó ngồi ôm từ điển học chữ.
Nhiều nơi thúc đẩy các nhà nghiên cứu phát triển nhanh chóng công nghệ này lắm. Đơn cử, có Bảo tàng Metropolitan tại New York cực kì thích công nghệ này – Nó sẽ cho phép họ đọc những cuốn sách cổ mà không mở chúng ra. Những cuốn sáng ấy đã quá cũ rồi, chúng cực kì dễ hỏng.
Nói chung, công nghệ đọc hình ảnh bằng tia terahertz có thể được dùng để đọc bất kì thứ gì được đặt bên dưới một lớp mỏng.
Về cơ bản, thì ta đã có thể đánh giá một cuốn sách qua vẻ bề ngoài.