Công nghệ hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh: "Con át chủ bài" cho vấn đề năng lượng tương lai

Hoa Hướng Dương |

Lò phản ứng hạt nhân muối nóng chảy thời kỳ Chiến tranh Lạnh chính là chìa khóa giải quyết các vấn đề môi trường, năng lượng cho hiện tại và tương lai.

Ưu thế của lò phản ứng hạt nhân

Vấn đề năng lượng luôn là vấn đề "nóng" của mọi quốc gia. Việc sử dụng các nguồn năng lượng không hợp lý còn dẫn tới sự cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch và hậu quả khí thải còn khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ gây ấm lên toàn cầu.

Nếu như việc khai thác năng lượng sạch như năng lượng gió, nước hay năng lượng Mặt Trời đã được biết đến từ rất lâu thì năng lượng hạt nhân lại tỏ ra ưu thế hơn rất nhiều.

Để có thể có cái nhìn tổng quát về tiềm năng mà năng lượng hạt nhân mang lại, hãy làm một so sánh đơn giản: Năm 2010, điện hạt nhân từ 441 lò trên thế giới tại 33 nước đã sản xuất khoảng 2.600 tỷ KWh điện mỗi năm.

Nếu đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, chúng ta sẽ phải đốt thêm 1,3 tỷ tấn than (hoặc khí đốt, hoặc dầu hỏa…) chưa kể việc phát thải lượng khí CO2 từ 1,3 tỷ tấn than này.

Ngoài ra, số người chết vì ung thư hay đào các mỏ than, khai thác dầu, khí đốt… lại nhiều gấp nhiều lần người chết vì uranium.

Công nghệ hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh: Con át chủ bài cho vấn đề năng lượng tương lai - Ảnh 1.

Lò phản ứng hạt nhân. Ảnh Internet.

Rất nhiều quốc gia đã và đang sử dụng dạng năng lượng mạnh mẽ này nhưng mặt khác, nguy cơ rò rỉ hay nổ các nhà máy hạt nhân lại là thách thức khiến con người có thể phải trả giá đắt.

Việc tìm ra một nguồn năng lượng mới nhằm giải quyết vấn đề năng lượng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Không chỉ cung cấp năng lượng dồi dào, vấn đề an toàn cho con người và hệ sinh thái cũng được đặt lên hàng đầu.

Quay về thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có một cuộc chiến công nghệ bị lãng quên mà ngày nay các nhà khoa học cho rằng có thể là chìa khóa giải quyết vấn đề hiện nay: Lò phản ứng hạt nhân muối nóng chảy!

Công nghệ hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh: Con át chủ bài cho vấn đề năng lượng tương lai - Ảnh 2.

Các năng lượng sạch có chi phí gấp nhiều lần năng lượng than đá. Ảnh Internet.

Bằng cách trộn nhiên liệu hạt nhân đặc với chất lỏng, quá trình "đốt" sẽ hiệu quả hơn (hay chất thải dư thừa sẽ ít hơn) và tạo ra nhiều năng lượng hơn bất cứ công nghệ nào từng tồn tại. Điều quan trọng hơn, dạng năng lượng này hoàn toàn sạch vì không thải khí carbon ra môi trường.

Kỹ sư Leslie Dewan và chuyên gia hạt nhân Mark Massie đã cùng nhau thực hiện dự án thiết kế lò phản ứng hạt nhân muối nóng chảy triệt tiêu chất thải (Waste-Annihilating Molten Salt Reactor) dựa trên thiết kế trước đó từ thời Chiến tranh Lạnh.

Không chỉ tạo ra ít chất thải phóng xạ hơn lò phản ứng hạt nhân thông thường, lò phản ứng này còn có thể sử dụng chất thải phóng xạ để hoạt động.

Xử lý chất thải phóng xạ hạt nhân là vấn đề hóc búa vì thời gian phân rã rất lâu và nguy hiểm cho con người lẫn môi trường, chúng thường được cô lập và cách ly ở những nơi bí mật, không có người sinh sống.

Công nghệ hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh: Con át chủ bài cho vấn đề năng lượng tương lai - Ảnh 3.

Các nguồn năng lượng chính. Ảnh Internet.

Việc sử dụng lò phản ứng hạt nhân muối nóng chảy có thể là giải pháp tốt nhất cho việc xử lý chất thải phóng xạ, tận dụng tối đa kinh phí mà hiệu quả gấp nhiều lần.

Theo các tác giả nghiên cứu, với 270.000 tấn chất thải hạt nhân cấp cao có thể sản xuất đủ điện để cung cấp cho thế giới dùng trong 72 năm. 

Tại sao chất thải phóng xạ lại mang đầy tiềm năng như vậy?

Sở dĩ như thế là do các lò phản ứng bình thường chỉ khai thác được một phần rất nhỏ năng lượng (chỉ khoảng 3 tới 4 % uranium). Quả là một sự lãng phí lớn năng lượng nằm trong phần chất thải dư thừa.

Do đó, sử dụng lò phản ứng muối nóng chảy có thể tận dụng tới... 96% năng lượng của uranium còn lại đồng thời giải quyết bài toán xử lý chất thải phóng xạ vốn rất tốn kinh phí và cả vấn đề môi trường!

Vấn đề an toàn khi sử dụng lò phản ứng hạt nhân muối nóng chảy

Nhà máy Fukushima từng bị mất nguồn điện sau thảm họa sóng thần dẫn tới mất kiểm soát phản ứng do mất chất làm nguội dẫn tới các vụ nổ Hydro. Đây cũng là một nhược điểm của lò phản ứng hạt nhân thông thường.

Nếu sử dụng lò phản ứng hạt nhân nhiên liệu lỏng (muối nóng chảy) thì khi bị mất điện, nhiên liệu sẽ tự động chảy vào một bể chứa phụ và đông cứng lại sau vài giờ, đảm bảo an toàn cho nhà máy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại