Cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công việc, tận tuỵ và hết mình cho công ty suốt 19 năm nhưng thứ tôi nhận được chỉ là bài học cay đắng

Minh Hà |

Terina Allen là một chiến lược gia, nhà tư vấn quản lý, huấn luyện viên điều hành và diễn giả quốc tế. Cô nổi tiếng trong việc đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các giám đốc điều hành và lãnh đạo ở 42 tiểu bang và 6 quốc gia trên khắp 3 châu lục. Dưới đây là những chia sẻ của Terina Allen về sai lầm số một

Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật. Nhưng tôi xin phép được giấu tên thật của nhân vật chính và gọi cô ấy với tên khác là Jane.

Jane là một nhân viên giỏi với hàng loạt những thành tích cao. Và cô rất yêu thích công việc của mình, đến nỗi cô đã làm việc ở công ty cũ suốt 19 năm, trước khi gọi cho tôi để nhận được những lời khuyên nhằm có được một công việc mới.

Cô luôn nghĩ rằng lòng trung thành, sự tận tụy và hiệu suất cao của mình sẽ được đền đáp vào một lúc nào đó. Jane tin rằng cấp trên chắc chắn sẽ đánh giá cao những nỗ lực của cô và thăng cấp hoặc tăng lương cho cô ở thời điểm thích hợp. Nhưng cô ấy đã sai. Những phần thưởng đó không bao giờ đến tay cô, và tiền lương cũng không tăng lên đáng kể so với những người khác. Thời gian và công sức mà cô đã bỏ ra dường như đều trở nên vô nghĩa.

Cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công việc, tận tuỵ và hết mình cho công ty suốt 19 năm nhưng thứ tôi nhận được chỉ là bài học cay đắng - Ảnh 1.

Đừng làm những gì cô ấy đã làm. Cuối cùng chỉ sau khi cô quyết đinh rời đi, Jane mới được quản lý của mình cho biết rằng cô là một trong những nhân viên giỏi nhất của công ty. Trong một tổ chức lớn gồm hơn 10.000 nhân viên, cô được coi là một trong những người giỏi nhất. Nhưng nó không phải là những gì cô mong muốn.

Người quản lý đó nói rằng anh ta không thể đề bạt với cấp trên về việc thăng cấp cho cô. Vì anh ta không biết phải làm gì nếu không có cô bên cạnh. Hơn nữa, Anh ta còn nói rằng, Jane chính là chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công của mình. Và anh không thể chịu đựng được khi mất một nhân viên như cô ấy. Điều này đối với tôi thật hết sức điên khùng.

Quyết định gắn bó với một công ty quá lâu, hoàn toàn có thể phá hỏng thành công trong sự nghiệp của bạn

Làm thế nào Jane có thể để điều này xảy ra với sự nghiệp của mình? Tại sao cô ấy có thể để bản thân trở nên trì trệ và lãng phí tiềm năng của mình? Cho dù có trao cho công ty của mình tiềm năng, sự cống hiến, lòng trung thành hay thậm chí là những thành tích tuyệt vời, thì cuối cùng cô ấy cũng không nhận lại được gì.

Tất cả những thứ Jane có bây giờ là một sự nghiệp bị đình trệ. Jane đã thể hiện được tài năng, lòng nhiệt huyết và sự ưu tú của mình trong công việc. Nhưng chỉ vì quyết định duy nhất là không rời bỏ công việc trước đó, đã dẫn đến việc cô tự tay phá hủy và hạn chế thành công trong sự nghiệp của mình. Jane, cũng giống rất nhiều người khác, đã gắn bó cùng một công việc quá lâu.

Cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công việc, tận tuỵ và hết mình cho công ty suốt 19 năm nhưng thứ tôi nhận được chỉ là bài học cay đắng - Ảnh 2.

Vậy làm việc ở một công ty bao lâu là đủ? Thông thường, 5 năm là thời gian tối đa để gắn bó với một công việc nếu mục tiêu của bạn là thúc đẩy và tiến lên nấc thang sự nghiệp. Nếu 5 năm bạn sau bạn vẫn ở trong cùng một công ty, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ phá hỏng sự nghiệp trong tương lai của mình. Thay vì thể hiện lòng trung thành của bạn với một vị trí, hoặc người nào đó, bạn nên mở lòng mình với một cơ hội mới hấp dẫn, và đầy hứa hẹn hơn.

Gắn bó với một công việc quá lâu có thể gây ra 3 rủi ro rất lớn

Việc làm cùng một công việc quá lâu có thể gây ra ba rủi ro lớn cho sự nghiệp trong tương lai của bạn. Đầu tiên, bạn ở lại càng lâu, cơ hội thăng tiến của bạn càng ít vì bạn không có khả năng cạnh tranh. Thứ hai, những nhân viên ở lại lâu hơn hai năm sẽ được trả ít hơn 50% so với những người mới vào làm. Thứ ba, bạn càng ở lại trong cùng một công ty lâu, bạn càng trở nên ít thú vị và hấp dẫn đối với các nhà quản lý.

Đừng bao giờ bỏ mặc mục tiêu sự nghiệp của bạn chỉ vì sếp ngăn cản

Đừng bao giờ để mong muốn làm hài lòng sếp ảnh hưởng đến thành công của chính bạn. Jane muốn nộp đơn xin cơ hội thăng tiến sau bốn năm, nhưng cô ấy đã không làm vậy. Vì người quản lý của Jane đã thuyết phục cô rằng anh ta cần cô ở bên cạnh giúp đỡ mình. Anh ta nói với cô rằng anh sẽ quan tâm cô hơn nữa trong tương lai, và đảm bảo rằng sẽ còn nhiều cơ hội nữa sẽ đến với cô.

Sau chín năm làm việc, Jane thực sự đã có được một cơ hội bên ngoài công ty của mình. Tuy rằng lương khởi điểm sẽ không được cao như công ty hiện tại. Nhưng ngay lập tức, cô sẽ được cân nhắc trở thành quản lý và có cơ hội để trải nghiệm những điều thú vị và thách thức mới. Tuy nhiên Jane nói cô ấy không muốn chấp nhận rủi ro trong công việc mới và đã từ chối lời đề nghị đó.

Cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công việc, tận tuỵ và hết mình cho công ty suốt 19 năm nhưng thứ tôi nhận được chỉ là bài học cay đắng - Ảnh 3.

Jane lại muốn rời đi một lần nữa sau 14 năm, nhưng người quản lý đã thuyết phục cô bằng cách khác. 

Cuối cùng, sau 19 năm, Jane đã quyết định nộp đơn xin được thăng chức, nhưng người quản lý của cô lại cật lực phản đối chuyện đó. Cô ấy bị ốm và mệt mỏi vì không nhận được bất cứ sự ủng hộ nào từ các lãnh đạo và muốn xin thôi việc. Nhưng bây giờ, Jane lại sợ mất tiền hưu trí và các lợi ích khác sau khi nghỉ việc.

Do đó, nếu bây giờ bạn cảm thấy mình đã làm việc quá lâu cho công ty hiện tại nhưng lại không hề được thăng chức. Bạn nên xem xét và tìm kiếm một công việc mới cho mình trước khi quá muộn.

Mở rộng mạng lưới quan hệ của bạn ngay cả trong công ty hiện tại

Bạn nên xây dựng một mạng lưới quan hệ trên toàn công ty và đừng chỉ tập trung quá nhiều vào những mối quan hệ trong bộ phận mà bạn đang đảm nhiệm. Những người mà bạn quen biết trong các bộ phận khác có thể giúp ích trong việc thăng cấp hoặc hỗ trợ bạn thành công trong sự nghiệp của mình.

Chủ động tìm kiếm và thiết lập mục tiêu của riêng bạn

Nếu bạn đã làm việc ở công ty của mình được hai năm, thì đừng vội cảm thấy tồi tệ. Vì có thể sẽ có một số cơ hội nào đó đến và tạo điều kiện giúp bạn được tăng lương hoặc thăng chức trong tương lai. 

Nhưng nếu bạn thấy rằng bản thân không thể có được những cơ hội đó, hoặc không được xem xét nghiêm túc về việc thăng chức và tăng lương. Thì bạn đừng ngần ngại việc bắt đầu tìm kiếm các công ty khác hoặc những lĩnh vực có tính thử thách cao hơn trong công ty của mình.

Không ai có thể nhìn ra thành công của bạn tốt hơn chính bản thân bạn. Và nếu bạn không làm được điều đó thì có nghĩa là bạn đã thất bại. Đừng quá tự tin vào những gì bạn sẽ có được trong tương lai. Có quá nhiều người như Jane, gọi cho tôi để phàn nàn rằng họ đã bỏ qua rất nhiều cơ hội chỉ vì quyết định gắn bó cùng một công việc quá lâu. Hy vọng bây giờ bạn sẽ hiểu ra và đừng lặp lại những tình huống tương tự như vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại