Một loài sinh vật cổ đại đột nhiên sống lại nhảy múa điên cuồng sau khi bị vùi chôn ở dưới lớp băng vĩnh cửu 42.000 năm.
Các nhà khoa học đã tìm thấy 2 con sâu đo bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.
Một con sâu được tìm thấy năm 2002 tại một hang động ở vùng hạ lưu sông Kolyma và đã đóng băng trong suốt 32.000 năm.
Con sâu còn lại được tìm thấy trong tình trạng tương tự vào năm 2015 ở khu vực gần sông Alazeya. Nó được cho là đã 42.000 tuổi.
Đó chưa phải điều tuyệt vời, bởi bằng một cách nào đó 2 con sâu tổ tiên từ thời tiền sử đã sống lại và còn nhảy múa trong ống nghiệm.
Hai con sâu ở Siberia đã di chuyển và ăn uống được lần đầu tiên kể từ kỷ Pleistocene, các nhà khoa học Nga cho biết. Hai con sâu này được các nhà khoa học Nga đem về phân tích tại viện nghiên cứu gần Moscow.
Nhóm nghiên cứu Nga tuyên bố: "Chúng tôi đã chứng minh khả năng hồi phục của các sinh vật đa bào sau quá trình đóng băng hàng ngàn năm. Sau khi được rã đông, những con sâu này có dấu hiệu có dấu hiệu của sự sống, bắt đầu di chuyển và ăn uống được".
Các nhà khoa học tin rằng, phát hiện này cho thấy khả năng sống sót của sinh vật đa bào trong hàng ngàn năm đóng băng.
Phát hiện mang tính đột phá này đã chứng minh sức sống đáng chú ý của một số sinh vật đơn giản nhất trái đất và "thực sự không có khái niệm về tuổi thọ".
Phát hiện này mang ý nghĩa quan trọng với các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến công nghệ đóng băng.
Ở Nga và Mỹ hiện đang có các cơ sở đặc biệt chuyên đóng băng người chết, bảo quản cơ quan nội tạng và mô với hy vọng tiến bộ khoa học trong tương lai có thể giúp những người này sống lại.