Con người có thể sống sót sau vụ nổ lớn cỡ nào?

Mỹ Huyền |

Cơ thể con người có giới hạn chịu đựng nhất định. Dưới đây là những tác động tàn phá của một vụ nổ lên cơ thể người và cách con người sống sót.

Mặc dù lửa và các mảnh vụn gây nhiều thương tích và là thứ dễ thấy nhất trong các vụ nổ, nhưng tác nhân tàn phá lớn nhất lại là sóng xung kích. Khi vụ nổ xảy ra, nó đẩy một khối lớn không khí ra bên ngoài trong một khoảng thời gian ngắn.

Dù con người thường không nhận thức được không khí khi di chuyển, nhưng đối với một vụ nổ, không khí thực sự là “sát thủ vô hình”. Sóng xung kích lập tức tạo áp lực phá hủy lên các vật thể xung quanh.

Con người có thể sống sót sau vụ nổ lớn cỡ nào? - Ảnh 1.

Nếu áp suất không khí lên con người thay đổi đột ngột, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Các vụ nổ làm thay đổi áp suất theo hai cách: Một, sóng xung kích đẩy mạnh không khí ra ngoài, khối cầu sóng này tạm thời không cho không khí khác thay thế vào.

Hai, cơ thể sẽ đi từ trạng thái áp suất quá cao đến gần như chân không trong vài phần giây.

Nếu áp lực tăng và giảm từ từ để cơ thể kịp thích ứng, con người có thể chịu áp suất lên khoảng 27 atmosphere (atm, áp suất khí quyển ở ngang mực nước biển là 1 atm).

Sự thay đổi đột ngột gây nhiều thiệt hại hơn. Bất kỳ mức áp suất nào trong khoảng 1,5 đến 3 atm có thể gây chết người, tùy thuộc vào thời gian tác động.


Con người có thể sống sót sau vụ nổ lớn cỡ nào? - Ảnh 2.

Khi áp suất cao thay đổi, cơ thể chịu nhiều chấn thương ở thịt và xương. Dù con người có thể sống sót ở vụ nổ cấp thấp, nhưng vẫn có các tổn thương bên trong.

Tai là cơ quan đầu tiên cảm nhận được sự thay đổi áp suất. Một đợt áp lực tác động kéo dài dưới 3 mili giây khiến màng nhĩ không kịp điều chỉnh nên bị rách. Điều này có thể xảy ra khi sự áp suất thay đổi nhỏ đến 0,34 atm.

Phổi là thứ tiếp theo cảm nhận sự thay đổi. Nó chứa đầy các túi khí nhỏ - sẽ vỡ và chảy máu nếu chịu quá nhiều áp lực trong thời gian quá nhanh.

Dù ít người nghĩ ruột sẽ bị tổn thương trong một vụ nổ, nhưng chúng chứa cả chất lỏng và không khí, thay đổi áp suất khiến nó giãn nở hay co lại đột ngột, dẫn đến bị rách.

Con người có thể sống sót sau vụ nổ lớn cỡ nào? - Ảnh 3.

Sự thay đổi áp suất đột ngột là mối nguy hiểm chính, nhưng sóng xung kích vẫn còn tác động tử thần khác. Áp lực của vụ nổ phát ra mọi hướng, khi đi nó để lại một khoảng chân không, không khí xung quanh sẽ di chuyển để lấp đầy khoảng chân không đó. Từ đó, gió được sinh ra.

Áp suất thay đổi khoảng 0,34 atm có thể gây ra gió với tốc độ 260 km/h. Nếu áp suất chênh lệch đến 1,36 atm, tốc độ gió sẽ là 760 km/h. Loại gió này có thể nhấc bổng cơ thể người lên không, quăng quật vào các vật cứng như tường, kim loại… hoàn toàn có thể gây chết người.

Khi nổ xảy ra, chỗ ẩn nấp có thể giúp bạn tránh được các mảnh vụn. Việc chạy vào hành lang hay các góc nhỏ như trong phim sẽ khiến mọi thứ tệ hơn là trực tiếp đối diện.

Con người có thể sống sót sau vụ nổ lớn cỡ nào? - Ảnh 4.

Vì cùng một áp lực nhưng diện tích càng nhỏ thì áp suất tác động lên càng lớn, nghĩa là sóng xung kích tập trung lên cơ thể nhiều hơn.

Thông thường, các vụ nổ ở cấp độ quân sự giải phóng áp suất lên đến hàng triệu atm, mọi thứ ở gần đó sẽ bị phá hủy. Đối với những vụ nổ “khiêm tốn” hơn, cách phòng tránh tốt nhất là khoảng cách.

Cách 100m là bạn đã ở trong vùng an toàn của vụ nổ 1 kg thuốc nổ TNT. Hãy chạy thẳng khỏi khu vực nổ, chạy càng xa càng tốt. Nếu che đầu khi chạy – đặc biệt là tai – có thể giúp giảm các chấn thương ngẫu nhiên.

Nguồn: Gizmodo, Howstuffworks

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại