Mặc dù lốc bụi không thực sự hiếm gặp trên sao Hỏa - Hành tinh đỏ, nhưng rốt cuộc, mỗi khi nó xuất hiện lại mang rất nhiều bụi và gió - những cơn lốc thường biến mất nhanh chóng sau khi xuất hiện. Hiện tượng diễn ra nhanh làm cho việc chụp ảnh vô cùng khó khăn.
Nhưng vào tháng 10 năm 2019, tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA đã xoay sở để chụp một bức ảnh về một cơn lốc bụi có hoạt động khổng lồ - để bây giờ bạn có thể tự mình nhìn thấy nó.
Quỷ bụi (lốc bụi lớn, Dust devil) trên sao Hỏa xảy ra khi Mặt Trời làm nóng mặt đất, tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng với tốc độ gió lớn hơn 110 km/h. Ảnh: NASA
Tàu quỹ đạo Trinh sát đã chụp bức ảnh bằng camera hình ảnh độ phân giải cao (HiRISE), đây là một chiếc máy ảnh năng lượng nguyên tử dùng để chụp ảnh trên bề mặt sao Hỏa từ năm 2006.
Ngày 10/2/2020, nhóm nghiên cứu của Đại học Arizona, Mỹ - những người đã xây dựng và quản lý HiRISE.
Lõi của lốc bụi rộng 50 mét, theo nhóm HiRISE và dựa trên chiều dài cái bóng của nó mà nhóm chụp được thì họ tin rằng nó có thể cao khoảng 650 mét.
Mặc dù cơn lốc bụi này được coi là lớn nhưng nó vẫn không lớn hơn cơn lốc bụi trước đó, được giới khoa học đặt tên là "Quỷ bụi Serpentine" năm 2012.
Quỷ bụi Serpentine từ năm 2012. Ảnh Sciencealert
ABC Science cho hay, lốc bụi là hiện tượng phổ biến trên sao Hỏa, đặc biệt ở vùng đồng bằng rộng lớn giữa phạm vi núi lửa Tharsis và Elysium. Quỷ bụi (lốc bụi lớn, Dust devil) trên sao Hỏa xảy ra khi Mặt Trời làm nóng mặt đất, tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng với tốc độ gió lớn hơn 110 km/h. Quy mô của nó rộng gấp 50 lần và cao hơn 10 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất, VnExpress thông tin.
Theo: Sciencealert, VnExpress