Mới đây, một ông bố Thượng Hải, Trung Quốc bỗng dưng trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội vì phương pháp giáo dục con của mình. Được biết, dù mỗi tối anh đều cho con đi ngủ đúng 9:30, không học khuya nhưng điểm số của cháu lại đứng đầu toàn khối.
Sau khi trao đổi, thầy hiệu trưởng vô cùng ngạc nhiên bởi phương pháp giáo dục của ông bố này vô cùng thiết thực và hiệu quả.
Trong 20 phút mỗi ngày, hãy học một bài viết nhỏ. Đọc to + chú thích + đoạn trích cho phép trẻ củng cố ý thức ngôn ngữ, học cách tháo rời cấu trúc câu, ghi chú chú thích, rèn luyện khả năng tư duy logic và đoạn trích để tích lũy tư liệu viết.
Ảnh minh họa
Thì ra, trong nhiều năm, cứ mỗi ngày 20 phút, ông bố này cho con học một bài viết nhỏ khoảng 300 chữ. Con sẽ đọc to, diễn cảm, ghi lại những câu, từ hay vào một cuốn sổ ghi chép nhỏ để học thuộc lòng và tích lũy tư liệu. Con cũng được hướng dẫn phân tích cấu trúc câu.
Buổi tối, anh cho con tiếp tục bắt chước để viết và mở rộng bài văn hay đã đọc vào buổi sáng. Điều này không chỉ khắc sâu trí nhớ mà qua việc được thực hành lặp đi lặp lại, trẻ cũng sẽ dễ dàng nắm vững phương pháp và kỹ năng làm Văn. Trong quá trình học, không chỉ cảm quan ngôn ngữ của trẻ được nâng cao mà tư duy đọc hiểu, logic cũng được mở rộng.
Hiện con ông bố này đã học lớp 5, điểm luôn đứng vững trong top 3 của khối.
Muốn học bài nhớ lâu, hãy làm theo cách này
Hai nhà nghiên cứu tâm lý học Pam A. Mueller của Đại học Princeton và Daniel M. Oppenheimer của Đại học California (Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu so sánh việc ghi nhớ của học sinh qua máy tính và ghi chép
Họ phát hiện rằng viết ra giấy giúp người học nhớ lâu hơn là vì khi viết ta phải cử động tay chậm hơn khi gõ, bộ não có đủ thời gian để phân tích và lưu trữ thông tin cần nhớ. Trong khi gõ chữ trên máy tính hoặc đọc nhẩm thì lại rất nhanh, não chưa kịp phân tích thông tin của câu trước, tay đã gõ xong nhiều câu tiếp theo.
Để giúp trẻ ghi nhớ tốt thì cách dễ nhất và tốt nhất không phải là tăng thời gian học của trẻ hoặc bắt trẻ học thuộc lòng… Thông thường, chúng ta bắt trẻ học thuộc nhưng thực chất chỉ là học vẹt. Trẻ không hiểu được những thứ ghi trong sách cho nên sẽ quên chúng rất nhanh sau đó.
Trong khi đó, viết ra giấy giúp người học nhớ lâu hơn vì khi viết trẻ phải cử động tay, bộ não có đủ thời gian để phân tích và lưu trữ thông tin cần nhớ.
Cha mẹ cũng cần nhẫn nại hướng dẫn trẻ hiểu biết được bài tập, từ đó liên hệ thực tế cũng như liên hệ đến những kiến thức tương tự là cách tốt để trẻ có thể nắm vững và hiểu tường tận vấn đề. Khi đã tường tận thì việc ghi nhớ rất đơn giản.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh, tạo một thời gian biểu phù hợp… để trẻ có thể tăng khả năng tập trung khi học tập. Hoặc bạn có thể dùng phương pháp "sơ đồ tư duy" giúp con dễ liên tưởng và hình dung về bài học. Đây là một sơ đồ gồm những hình ảnh liên quan đến bài học cùng với những kiến thức cần ghi nhớ được trình bày trên một hệ thống sơ đồ có liên quan trực tiếp đến nhau.
Từ đó, khi nhìn vào hình ảnh mô tả kiến thức cần nhớ cũng như mối quan hệ của các hình ảnh này với nhau (đồng nghĩa với việc các kiến thức cần học có quan hệ với nhau như thế nào), trẻ sẽ có một sự hình dung rõ ràng hơn rất nhiều so với việc chăm chăm vào đọc những dòng chữ trong sách.
Cha mẹ cũng có thể giúp các bé ghi nhớ bài tốt hơn bằng cách ngồi nghe bé "giảng lại bài" đã học.