Chuyện đàn ông say sưa bên mâm cỗ đề huề tại Việt Nam có lẽ là chuyện quá đỗi bình thường. Nhưng nếu "khoán" cho mỗi người riêng một mâm giống theo kiểu ăn cơm suất thì đúng là ít gặp.
Hình ảnh về "con đường rượu thịt" thu hút được rất nhiều sự chú ý
Có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh cánh mày râu mỗi người ngồi cạnh một mâm cỗ thịnh soạn đầy đủ rượu thịt. Đây là bức ảnh được một diễn đàn chia sẻ và ngay lập tức nhận được rất nhiều lượt chia sẻ, yêu thích kèm những lời bình thú vị.
Không phải bữa cỗ với 6-10 người ngồi cùng một mâm thường thấy ở các địa phương vùng núi phía Bắc mà là "mỗi anh một mâm, hết thì về".
Không ít người cảm thấy khó tin cho rằng đây không phải là một bữa cỗ bình thường nhưng theo dõi các lời bình trên diễn đàn, hình ảnh này được chụp trong lễ hội ở một thôn thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Chia sẻ với báo chí ông Nguyễn Quang Hưng- chủ tịch UBND xã Nhật Tiến cũng xác nhận rằng đây là tập tục có từ xa xưa của người Nùng được diễn ra ở phổ biến ở rất nhiều địa phương.
Đó là ngày hội của làng. Trong làng thường có một cái Nghè và theo các cụ đời xưa truyền lại thì cứ vào sáng ngày mùng 4 Tết dân làng lại tập trung tại Nghè (Nghè là nơi thờ thổ kỳ (thổ công).
Buổi lễ là một cuộc họp bàn về những vấn đề sẽ tiến hành trong năm mới và cũng là một sự chuẩn bị cho ngày xuống đồng.
"Con đường rượu thịt" thực chất không phải là người dân ở đây bưng mâm ngồi tràn ra đường như một số nhận xét trước đó mà chính là sân của Nghè nhưng vì sân có diện tích rất nhỏ nên mọi người phải ngồi thành hàng dọc.
Khi họp xong chủ nhân của các mâm cỗ hay người đi ngang qua đường đều có thể được tham dự và cùng thưởng thức. Nếu cỗ không được sử dụng hết thì chủ của mâm cố đó phải mang về.
Đây không chỉ là một phong tục đẹp, giúp gắn kết tình làng nghĩa xóm mà còn thể hiện lòng hiếu khách của người dân nơi đây từ xa xưa mỗi dịp xuân về.
Một số hình ảnh khác của buổi họp