Con cá sấu đầu tiên đi vào lịch sử khi hạ sát, ăn thịt cả chúa sơn lâm

Hoa Hướng Dương |

Những trận chiến giữa hai kẻ ăn thịt hàng đầu thường rất hiếm và việc cá sấu ăn thịt cả hổ lại càng hiếm hơn.

LTS: Tổ tiên của cá sấu có mặt từ thời đại của những loài khủng long to lớn, trải qua hàng triệu năm tiến hoá, chúng dần biến đổi ngoại hình và hoàn thiện kỹ năng để trở thành một trong những loài động vật nguy hiểm, đáng sợ nhất hành tinh.

Tuy nhiên bạn tưởng rằng chúng chỉ nguy hiểm và đáng sợ thôi sao? Với tuyến bài lần này, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả những bí ẩn, nét kỳ lạ ít người biết về loài quái thú đầm lầy này.

* Bài 1: Rơi vào hàm cá sấu, người cha làm được điều phi thường để cứu mình và 2 con gái

* Bài 2: Quái thú đầm lầy giết hơn ngàn người 1 năm, đây là loài đáng sợ nhất!

CÁ SẤU - SÁT THỦ ĐẦM LẦY VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ - KỲ 3

Cá sấu và hổ có hai môi trường sống hoàn toàn khác nhau, do đó chúng hiếm khi đụng độ và nếu có vô tình gặp hổ đang uống nước thì cá sấu cũng không dại gì chọn một đối thủ như hổ cả.

Những trận chiến giữa hai loài này do đó mà rất hiếm khi được ghi lại. Hổ được xem là chúa sơn lâm với kỹ năng săn mồi toàn diện, sở hữu nhiều vũ khí lợi hại như hàm răng, sức bật, khả năng leo trèo, bơi lội...

Con cá sấu đầu tiên đi vào lịch sử khi hạ sát, ăn thịt cả chúa sơn lâm - Ảnh 2.

Cá sấu và hổ: Chúa sơn lầm đối đầu vua đầm lầy. Ảnh territorioselvagem.forumeiros.com.

Còn cá sấu sở hữu lớp da dày, cơ thể gần như không có điểm yếu và lực cắn khủng khiếp cùng những cú vặn xoắn đủ để bất cứ sinh vật nào cũng phải khiếp sợ.

Con cá sấu đầu tiên đi vào lịch sử khi hạ sát cả chúa sơn lâm

Dù hiếm khi đối đầu, nhưng cá sấu và hổ là những kẻ hiếu chiến và sở hữu những vũ khí thượng hạng trong giới động vật, do đó kết quả của cuộc chiến không dễ gì mà đoán trước được.

Sunderban là khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và được công nhận là di sản thế giới bởi UNESCO năm 1997, tại đây được cho là khu vực có rất nhiều hổ Bengal sinh sống và đồng thời cũng là địa bàn hoạt động của loài cá sấu sống ở các khu đầm lầy nước mặn. Do đó, việc đụng độ giữa 2 loài dễ thấy hơn bình thường rất nhiều.

Một đoạn video hiếm về cuộc chiến giữa hổ và cá sấu:

Hổ bỏ mạng vì cá sấu.

Điều bất ngờ diễn ra vào một buổi sáng, tại khu bảo tồn hổ hoang dã Sunderban (Sunderbans Tiger Reserve), khi đó, đội tuần tra đang thực hiện công việc thường lệ của mình thì bất ngờ phát hiện ra xác của một con hổ Bengal 8 tuổi gần khu vực Panchamukhi của đảo Dobaki.

Cái xác của con hổ bị cắn xé và tàn phá nặng nề, quái vật nào lại có thể làm được điều khủng khiếp này này?

Kết quả kiểm tra xác chết sau đó cho thấy đã có 25 vết cắn của răng cá sấu lên cơ thể con hổ xấu số và hung thủ được cho là có chiều dài lên tới 4,5 m, dấu vết cũng chỉ ra đã có một trận ác chiến kinh hoàng giữa hai loài thú ăn thịt hàng đầu này.

Giám đốc của khu bào tồn hổ là Subrat Mukherjee nói trên The Indian Express:

"Tôi đã từng thấy một con hổ bị cá sấu tấn công năm 1999. Nhưng cho đến nay, đây là vụ liên quan đầu tiên của một con hổ bị giết bởi cá sấu".

"Chân sau của con hổ đã bị mất và xương đùi, tai và một số bộ phận phần mềm khác của con hổ có vẻ như đã bị cá sấu ăn mất!".

Như vậy, có thể thấy con cá sấu đã phục kích và tấn công từ phía sau (nhân viên kiểm lâm đoán rằng, lúc này chú hổ đó đang cố bơi qua sông) khiến nạn nhân không kịp trở tay. Nơi xảy ra cuộc chiến là một đầm lầy và là khu vực thủy triều dâng cao nên cũng là một lợi thế cho cá sấu.

Con cá sấu đầu tiên đi vào lịch sử khi hạ sát, ăn thịt cả chúa sơn lâm - Ảnh 4.

Hổ và cá sấu là những kẻ săn mồi hiếu chiến. Ảnh nguồn: Liveinternet.ru.

Biswajit Roychowdhury, một nhân viên của Liên hiệp Quốc tế về Bảo vệ Tự nhiên nói về vụ việc xảy ra nơi mình quản lý: "Đây là trường hợp rất hiếm. Trong 5 thập kỷ gắn bó với Sunderban, tôi chưa bao giờ nghe nói về vụ việc hổ bị giết và ăn thịt bởi cá sấu".

Bivash Pandav từ Viện Động vật Hoang dã của Ủy ban Các loài Nguy hiểm (Ấn Độ) còn cho biết thêm, hổ tấn công cá sấu cũng từng được ghi nhận khá nhiều nhưng một con cá sấu giết rồi ăn thịt hổ thì rất hiếm.

"Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng tôi nghe về vụ tấn công hổ bởi cá sấu. Những cuộc đối đầu giữa các loại ăn thịt lớn là rất hiếm. Chúng có lợi thế trong nước và đặc biệt cá sấu nước mặn rất khỏe, hung dữ".

"Khi hổ bơi qua vùng lạch để đi tới hòn đảo khác của Sundarbans, cá sấu mai phục trong nước chắc chắn sẽ chiếm được ưu thế hơn con mồi". Kết quả trận chiến sau đó đã rất rõ ràng, đây có lẽ là trường hợp đầu tiên đi vào lịch sử khi một con cá sấu tấn công và giết hại, ăn thịt cả một con hổ trưởng thành.

Bài viết được tổng hợp từ các nguồn: Indianexpress, Telegraph, Timesofindia.indiatimes, Express ,Ranthamborenationalpark

* Còn tiếp: Mời độc giả đón xem phần 4 loạt bài về cá sấu vào 9h sáng thứ Năm, 31/8.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại