Có nên bỏ lớp màng nhầy trên thân cá?

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội) |

Nhiều ý kiến cho rằng lớp màng nhầy trên thân cá chứa nhiều vi khuẩn và chất bẩn, vậy khi chế biến có nên bỏ lớp này màng này không?

Cá giàu dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, protein, DHA. Nhiều người cho rằng phần da cá nhiều mỡ, béo, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, phần bên ngoài da cá có một lớp màng nhầy bao phủ - nơi chứa lượng lớn vi khuẩn và các chất bẩn.

Lớp nhầy chỉ giúp cá bơi nhanh hơn, chẳng hạn cá da trơn. Lớp nhầy này thường tiếp xúc với cặn bẩn, vi khuẩn trong môi trường.

Có nên bỏ lớp màng nhầy trên thân cá?- Ảnh 1.

Lớp nhầy này thường tiếp xúc với cặn bẩn, vi khuẩn trong môi trường. (Ảnh minh hoạ)

Lớp màng nhầy trên thân cá không có dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe. Ăn lớp này không gây ngộ độc nhưng mất vệ sinh, giảm ngon miệng. Khi sơ chế, bạn có thể dùng dao cạo sạch lớp dịch nhầy rồi rửa lại với nước sạch, giúp cá sạch sẽ, đồng thời loại bỏ mùi tanh.

Bên trong bụng cá cũng có một lớp màng đen, gồm chất bẩn, bùn lầy tích tụ lại trong quá trình cá hô hấp, ăn uống, cũng nên làm sạch.

Cá chế biến sạch có thể bảo quản được lâu hơn, có thể ngâm nước muối để sạch sẽ hơn, không nên ngâm nước nóng.

Các loại hải sản khác cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật, cần được làm sạch trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, cá dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Do đó, bạn không nên ăn ruột cá, mật cá. Nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc mật cá.

Mật cá là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Khi ăn mật cá con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong. Vì thế, hãy loại bỏ ngay bộ phận này từ khi sơ chế cá.

Một số loại cá như cá nóc có chứa độc tố rất mạnh. Người ăn phải cá nóc có độc thường có biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt thậm chí tử vong nếu cấp cứu chậm.

Mẹo chọn cá ngon

Chọn cá có mang đỏ tươi, sờ mình cứng. Cá đã ươn thì mang cá sẽ chuyển sang màu gạch cũ. Nếu cá đã được cắt thành khoanh, lấy ngón tay ấn vào thớ thịt thấy cứng và dinh dính là cá tươi; ngược lại cá mềm nhũn, chảy nước là đã ươn.

Cá tươi ngon sẽ có mắt sáng và trong, vảy hoặc da sáng bóng lấp lánh như kim loại và sạch sẽ. Cá ươn, mắt chuyển sang màu xám, vảy hoặc da chuyển sang màu đục hoặc có những mảng bị biến đổi màu.

Ngoài ra, cá tươi có mùi như nước sạch hoặc cảm giác hơi mặn. Không chọn những con cá có mùi khó chịu, quá tanh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại