Có một ngôi làng sạch đến mức 'bói không ra cọng rác', dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng

MINH NHẬT |

Sáng kiến không rác thải biến ngôi làng Nhật Bản này thành một địa điểm du lịch đón hơn 2.000 du khách mỗi năm.

Ẩn mình trong vùng xanh mướt mát trên đảo Shikoku (Nhật Bản), một ngôi làng khoảng 1.500 cư dân đang trên đường hướng tới cuộc sống KHÔNG RÁC THẢI. Nếu đặt chân đến đây, bạn sẽ khó có thể nhìn thấy cọng rác nào vương vãi trên đường làng hay khu vực công cộng.

Sạch đến mức "bói không ra cọng rác", nghe có vẻ quá khó tin nhưng điều này hoàn toàn là sự thật. Nó là cả một hành trình dài đầy quyết tâm của cư dân làng Kamikatsu ở huyện Katsuura, tỉnh Tokushima, Nhật Bản.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 1.

Năm 2003, Kamikatsu trở thành địa phương đầu tiên ở Nhật Bản đưa ra tuyên bố không rác thải. Kể từ đó, ngôi làng này đã chuyển từ hoạt động đốt rác ngoài trời để xử lý chất thải thành một quy trình Mua - Xử lýLoại bỏ với mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon. Giờ đây, ước tính họ đã đi được hơn 80% chặng đường để đạt được mục tiêu đó vào năm 2030.

Sáng kiến không rác thải này không chỉ biến làng Kamikatsu thành một địa điểm du lịch đón hơn 2.000 du khách mỗi năm, mà còn khiến nó trở thành một mô hình sống bền vững đáng học hỏi và nhân rộng ra cả quốc tế.

Tái chế là biện pháp tiên quyết

Ở Kamikatsu, có một cơ sở chuyên xử lý rác thải được gọi là Zero Waste Center - nơi cư dân có thể phân loại rác thành 45 loại, bao gồm loại dành cho nắp kim loại, loại dành cho tã và băng vệ sinh, loại dành cho gương và nhiệt kế... Chỉ tính riêng các sản phẩm làm từ giấy đã có 9 loại để phân ra. Thứ vụn vặt không thể tái chế sẽ được tống vào lò đốt. Họ cũng không ngại làm sạch và sấy khô các vật dụng bẩn để tái chế.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 2.

Trung tâm Kamikatsu Zero Waste - được xây dựng theo hình dấu chấm hỏi để mô tả câu hỏi: Tại sao chúng ta lại tạo ra quá nhiều rác thải?

Ngoài ra, còn một biện pháp mang tính khuyến khích nữa là mọi người có thể mang rác thải đi đổi lấy sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong làng cũng có những biển báo mô tả các món đồ mới nào sẽ được tạo ra từ những món đồ tái chế và thị trấn tiết kiệm được bao nhiêu tiền bằng cách hợp tác với các công ty tái chế thay vì đốt rác. Đó là một cách để nhắc nhở người dân về trách nhiệm xã hội của mình.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 3.
Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 4.
Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 5.

Momona Otsuka, giám đốc môi trường 24 tuổi của trung tâm cho biết: “Khi người dân hợp tác, số tiền dùng để tái chế cũng giảm đi, vì vậy bạn có thể thấy được giá trị của việc hợp tác.

Cô kể ra 2 điều then chốt để tạo ra văn hóa tái chế rộng rãi:

Thứ nhất là các chính sách, chẳng hạn như luật năm 1997 của Nhật Bản cho phép các thị trấn và thành phố có quyền tái chế chất thải.

Thứ hai là thái độ hợp tác của người dân.

Cửa hàng tiết kiệm 'Kuru kuru'

Gắn liền với Zero Waste Center là một cửa hàng tiết kiệm được gọi là “kuru kuru”, nơi người dân có thể bỏ những món đồ mà họ không muốn dùng nữa và những người khác có thể lấy chúng miễn phí. Tất cả những gì người lấy cần làm chỉ là cân món đồ họ muốn lấy từ cửa hàng và ghi trọng lượng vào một cuốn sổ để có thể theo dõi khối lượng các món đồ được tái sử dụng.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 6.

Ngôi nhà được xây dựng từ gỗ vụn.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 7.

Chỉ riêng trong tháng 1, khoảng 446kg đồ đạc đã được lấy đi - từ pin và ly rượu sake không sử dụng đến đồ nội thất, quần áo bà bầu và đồ chơi... Con số được hiển thị ngay bên trong cửa hàng.

Có một điều đặc biệt là bản thân cửa hàng “kuru kuru” – hay còn gọi là “round and round” trong tiếng Nhật - cũng được xây dựng từ các vật dụng tái chế. Sàn nhà được lát bằng cách kết hợp các mảnh thủy tinh. Các cánh cửa sổ đều được quyên góp từ nhà của người dân. Có một chiếc đèn chùm khổng lồ làm bằng các chai thủy tinh.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 8.

Chiếc đèn chùm làm từ những chai thủy tinh bỏ.

“Chúng tôi cũng cố gắng thể hiện ý tưởng không rác thải thông qua kiến trúc”, cô Otsuka nói.

Nhà máy bia thủ công

Công ty sản xuất bia Rise and Win sản xuất 2 loại bia thủ công không chất thải, được làm từ các nông sản trong trang trại. Nhà máy bia cũng hợp tác với nhiều công ty khác nhau để tìm cách sử dụng cả các nguyên liệu thực phẩm dư thừa.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 9.

Trong nhiều năm, nhà máy bia đã cố gắng tìm ra một cách hiệu quả để tặng lại các chất cặn bã từ quá trình nấu bia cho người dân làm phân bón.

Tuy nhiên, quá trình ủ phân mất nhiều thời gian và việc giao phân bón cho nông dân tốn rất nhiều công sức. Vì vậy, năm ngoái, họ đã phát triển một phương pháp chuyển đổi chất bã thành phân bón lỏng. Sau đó được sử dụng để trồng lúa mạch, rồi chính lúa mạch ấy lại dùng để sản xuất bia.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 10.

Aki Ikezoe, quản lý cửa hàng cho biết: “Cuối cùng chúng tôi đã đạt được một hệ thống kinh tế tuần hoàn".

Giấc ngủ bền vững

Khách sạn Hotel Why khai trương vào năm 2020 như một phần của Zero Waste Center. Khách sạn này giống như một cabin tách biệt trong rừng và vào ban đêm, nhìn từ dưới khách sạn lên bầy trời, các vì sao trông giống như một cung thiên văn.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 11.

Mỗi vị khách thuê phòng được phát 6 chiếc thùng nhằm phân loại rác trong thời gian lưu trú. Các đồ trang trí đẹp mắt đều là những vật liệu được tái sử dụng, bao gồm một tấm chăn chắp vá làm từ vải vụn denim và màn hình treo tường làm bằng dây thừng. Nội thất được tận dụng từ các mô hình showroom.

Có một ngôi làng sạch đến mức bói không ra cọng rác, dùng rác thải để xây nhà mà đẹp ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 12.

Khách sạn luôn đưa ra khuyến cáo nhấn mạnh rằng "Chỉ sử dụng những gì bạn cần". Khi nhận phòng, khách cắt từng bánh xà phòng để lấy đủ số lượng cần thiết cho kỳ nghỉ của mình. Hạt cà phê được xay dựa trên số lượng tách mà khách muốn, vậy nên không có gì bị lãng phí.

Giảm chất thải thực phẩm

Người dân Kamikatsu luôn nỗ lực để giảm thiểu lãng phí thực phẩm. Ví dụ, tại quán Cafe Polestar, có một món ăn cho bữa trưa để giảm lãng phí: cà ri làm từ rau địa phương.

Ngay cả chiếc lá dùng để trang trí món ăn của họ cũng được sản xuất tại địa phương, từ một công ty tên là Irodori, công ty đã bán các sản phẩm làm từ lá cây rừng tươi tốt của Kamikatsu từ năm 1986.

Có 154 gia đình trong thị trấn tham gia dự án, chủ yếu là phụ nữ từ 70 tuổi trở lên. Họ hái lá để tạo ra các thiết kế phức tạp. Những chiếc lá này sau đó được bán cho các spa, khách sạn và nhà hàng cao cấp ở Nhật Bản và các nước châu Á khác để tạo ra đồ trang trí đẹp bền vững, thân thiện với môi trường.

Nguồn: Washington Post

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại