Tử Cấm Thành - Trung Quốc (Ảnh: Sohu)
Trung Quốc vào năm Vĩnh Lạc thứ 4, hoàng đế Minh Thành Tổ đã dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh và cho xây dựng Tử Cấm Thành. Mãi đến năm Vĩnh Lạc thứ 18, công trình kiến trúc được hoàn tất, trở thành cung điện của 24 vị hoàng đế lịch sử các triều đại Minh và Thanh.
Bên cạnh những giá trị văn hóa vô giá mà Tử Cấm Thành mạng lại thì công trình kiến trúc này còn là nơi ẩn náu của một “mãng xà” khổng lồ uy nghiêm bậc nhất giới với tuổi đời lên tới 612 năm.
Thực tế, “mãng xà” khổng lồ chính là con hào bao quanh Tử Cấm Thành, được khai quật vào những năm đầu của Vĩnh Lạc thời nhà Minh với chiều dài 3.840 mét. Hào được bố trí xây dựng cách tường thành 20m; chiều rộng 5,2m và sâu 5m cùng dung tích chứa nước trung bình 542.880 m3.
Mãng xà khổng lồ bao quanh Tử Cấm Thành. (Ảnh: Sohu)
“Mãng xà” được bắt nguồn từ núi Ngọc Tuyền ở huyện Vạn Bình, Tây Bắc Kinh, con hào này chảy từ tây sang đông vào hồ Bắc Hải rồi đến Tử Cấm Thành, theo thuyết Ngũ hành, con sông có tên là Kim Thủy.
Đã có rất nhiều thắc mắc đặt ra xung quanh tên gọi của con hào này. Tại sao gọi là mãng xà thay vì rồng, trong khi rồng mới đúng là biểu tượng của hoàng đế.
Nguồn nước từ sông Kim Thủy. (Ảnh:Sohu)
Trong mắt người xưa, rồng thực chất là một linh vật tưởng tượng luôn sống tinh thần trong lòng người dân, quy tụ nhiều đặc tính nổi bật của các loài động vật khác nhưng lại không tồn tại trên thực tế.
Khác hẳn với rồng, mãng xà là động vật có thật, cũng có trong mình nhiều đặc tính mà rồng có. Vì vậy, với ý nghĩa bao quanh bảo vệ hoàng đế thì quả thật tên gọi mãng xà rất hợp lý.
Con hào không chỉ giống như một mãng xà khổng lồ, uốn lượn quanh cung điện, nó còn là người bảo vệ hoàng đế rồng chân chính, lạnh lùng quan sát sự thay đổi các triều đại cùng nỗi thống khổ của nhân dân, biết trong nội cung đã xảy ra chuyện gì nhưng rồi chảy đi không một chút dấu vết!
Tham khảo: Sohu