Internet vốn là "cái chợ" tranh luận của đủ thứ trên đời, thuộc đủ các lĩnh vực khác nhau, từ những vấn đề vĩ mô, uyên thâm nhất cho đến cả những điều xàm xí nhất. Bằng chứng là mới đây cư dân mạng thế giới lại "chia bè kết phái" khi đứng trước phép toán tưởng chừng như cực kỳ đơn giản này: 8 : 2(2+2).
Thoạt nhìn qua chắc chắn bạn sẽ tặc lưỡi, không thèm đếm xỉa vì phép tính quá trông quá là dễ này. Nhưng từ từ đã, ngồi xuống, lấy giấy bút ra và trình bày thử cách làm của bạn xem nào. Chấp bạn dùng máy tính luôn đấy. Vì chưa chắc bạn đã làm đúng đâu nhé! Bởi theo Internet thì có đến 2 đáp án cho phép toán này: 1 hoặc 16.
Đấy, có mỗi cái phép tính tiểu học này thôi mà Internet nháo nhào trong suốt 1 tuần vừa qua. Người người thi nhau giải toán, nhà nhà thi nhau tranh cãi xem cuối cùng thì đáp án là 1 hay 16. Người dùng máy tính cũng có, tính nhẩm cũng có, trình bày ra giấy cũng không ít. Ấy thế mà hiện giờ tình hình vẫn chưa đâu vào đâu.
Đến máy tính cũng phải bó tay sao?
"Mọi đáp án khác 1 thì chắc chắn là sai rồi khỏi bàn cãi".
Cô giáo dạy là trong ngoặc trước, rồi nhân xong mới đến chia. Cứ làm đúng thì sẽ không bao giờ sai được, kết quả cuối cùng là 1 nhé.
"Đáp án là 1. Thanh niên nào tính ra 16 thì tính lại đi".
"Tôi đã từng học 3 môn Toán học, phương trình vi phân và đại số tuyến tính, đáp án là 16 nhé thanh niên".
Có mỗi thế thôi mà cũng cãi nhau, các chú để anh ra tay!
Trình bày hẳn hoi thế này nhưng không biết đáp án 1 thì có chuẩn không nhỉ?
"Tôi có 2 bằng Toán học, đáp án là 1 nhé".
Quyết không để Team 1 và Team 16 náo loạn "võ lâm", thanh niên này còn lập ra Team 100, trông thì thuyết phục nhưng lại rất vô lý.
Một số người, không rõ là vì không biết tính hay do ba phải, lại cho rằng cả 2 đáp án đều đúng, tùy vào những quy tắc và định luật mà bạn sử dụng. Nghe thì có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục đấy chứ nhỉ.
Bởi vì nếu bạn lấy 8 chia cho 2 trước rồi mới nhân với phần trong ngoặc thì sẽ ra 16 (quy tắc PEMDAS), nhưng nếu bạn tính toán phần trong ngoặc trước rồi nhân với 2, và lấy 8 chia cho kết quả đó thì sẽ ra 1 (quy tắc BODMAS). Cách làm thì đơn giản, kiến thức thì cơ bản, nhưng Internet vẫn cứ thích làm căng lên vì không biết đâu mới là phương pháp chuẩn.
"Vì có nơi dạy theo phương pháp BODMAS, có nơi lại theo PEMDAS) nên nhiều lúc môn đại số mới gây lú thế này".
Cách nào cũng đúng hết, để tôi phân tích cho mà xem.
Câu chuyện từ 1 - 16 đã trở thành PEMDAS - BODMAS.
"Dùng quy tắc BODMAS thì đáp án là 1 nhé".
Ký hiệu là điểm mấu chốt (ý chỉ cái dấu chia).
"Đáp án là 1 hoặc 16 còn tùy vào bạn nghe theo nhà toán học nào, vì quy tắc triển khai phép tính không thực sự cứng nhắc, và toán học cũng chỉ là một loại ngôn ngữ mà thôi. Chẳng có đáp án nào đúng cả". Trả lời thế này thì chịu.
Robert Glenn Howard, nhà tâm lý xã hội học tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết những phép tính kiểu này cũng giống những câu đố mẹo, đố vui. Chúng ta thường có xu hướng tranh luận về những câu đố như thế trên mạng xã hội. Robert cho biết: "Nhân loại đã sử dụng loại hình đố mẹo từ thời xa xưa rồi. Và đôi khi chúng ta trở nên cực kỳ hiếu thắng và tranh cãi nảy lửa với nhau để tìm cho ra đáp án cuối cùng".
Thế mới thấy, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có gameshow "Ai thông minh hơn học sinh lớp 5", bởi toán tiểu học đôi lúc cũng khiến các nhà "bác học" trên Internet phải đau đầu đấy chứ. Còn bạn, bạn thuộc Team 16 hay Team 1?
Theo BoredPanda