Lăng mộ tuy "nhỏ nhưng có võ". Ảnh KK News.
Theo kinh nghiệm khảo cổ của các nhà khảo cổ học Trung Quốc, kích thước của mộ cổ thường quyết định địa vị của chủ nhân ngôi mộ. Mộ càng lớn, càng hoành tráng và kiên cố thì chủ mộ càng quyền lực, càng có địa vị cao trong xã hội, đồng nghĩa với số lượng các đồ tùy táng quý giá cũng nhiều hơn.
Tuy nhiên, theo Sohu, đã có một trường hợp ngoại lệ xảy ra khiến các nhà khảo cổ một phen "ngã ngửa".
Sohu cho biết, vào tháng 5/1992, một ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi được phát hiện tình cờ ở Bảo Kê, Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi các chuyên gia nghe tin, đã vội vã đến hiện trường ngay vì lo ngại người dân địa phương có thể làm hư hỏng các di tích văn hóa bên trong mộ cổ. Nhưng khi nhìn thấy ngôi mộ, họ đã tỏ ra rất thất vọng.
Diện tích của ngôi mộ chỉ có 3m2. Với kích thước khiêm tốn này, theo kinh nghiệm của các nhà khảo cổ, thì chủ nhân của ngôi mộ không phải là quý tộc nên sẽ không có đồ tùy táng và giá trị khảo cổ học của nó sẽ gần như bằng không.
Nhưng vì đã đến khảo sát, ngôi cổ mộ đã ở ngay trước mắt, các nhà khảo cổ học cũng vẫn phải "tặc lưỡi" mở nó ra để tìm hiểu. Khi cỗ quan tài của chủ nhân ngôi mộ được mở ra, tất cả mọi người đều bàng hoàng, choáng váng. Đây là một ngôi mộ thời Xuân Thu (giai đoạn lịch sử từ 771 đến 476 TCN trong lịch sử Trung Quốc). Điều này có nghĩa là ngôi mộ cổ đã hàng nghìn năm tuổi.
Trong cổ mộ có rất nhiều bảo vật, vàng bạc châu báu. Ảnh Sohu.
Bên trong cỗ quan tài có rất nhiều bảo vật, vàng bạc, châu báu. Sau khi kiểm tra, các nhà khảo cổ học lọc ra được tới 225 bảo vật trong đó có 104 vật phẩm bằng vàng và 81 vật phẩm bằng ngọc, được chôn cùng chủ nhân cổ mộ. Điều quan trọng hơn, mỗi bảo vật trong quan tài đều hết sức quý giá, có thể coi là bảo vật quốc gia.
Một trong số những bảo vật này là một thanh kiếm vàng, được khảm ngọc lam ở chuôi kiếm khiến nó vô cùng quý giá. Ngoài ra còn có bảo vật bằng vàng hình đầu vịt, được chế tác tinh xảo, tỉ mỉ.
Ngoài 225 bảo vật, các nhà nghiên cứu còn tìm được 80 miếng vàng miếng, một số lượng lớn các đồ vật bằng bạc và ngọc mà giá trị của chúng không thể đong đếm, tính toán. Tất cả kho báu này đều "phát sáng" lấp lánh khiến ai chứng kiến cũng "sững sờ".
Thanh kiếm đính ngọc trong cổ mộ được xếp vào hàng bảo vật quốc gia. Ảnh Sohu.
Mặc dù việc khai quật ngôi mộ cổ này đã giúp ích rất nhiều cho ngành khảo cổ học Trung Quốc, nhưng những gì ở bên trong cổ mộ quá bất thường, trái ngược với hiểu biết của cá chuyên gia.
Phải biết rằng, khi sở hữu nhiều bảo vật giá trị đến vậy, chủ nhân của lăng mộ phải rất giàu có. Người như vậy sau khi chết sẽ có tang lễ cực kỳ xa hoa, lăng mộ phải thực sự rất lớn chứ không thể nhỏ như thế này.
Món bảo vật bằng vàng khác được tìm thấy trong cổ mộ nghìn năm thời Xuân Thu. Ảnh Sohu.
Ngoài ra, tính đa dạng của các bảo vật bên trong cổ mộ và niên đại cách biệt nhau của chúng cũng khiến các nhà khảo cổ "đau đầu". Sau đó các chuyên gia đã đưa ra nhiều suy đoán về chủ nhân cổ mộ.
Một trong những giả thiết táo bạo nhưng đáng tin cậy nhất là chủ nhân cổ mộ thực tế là một kẻ trộm mộ. Chỉ giả thiết mới có thể giải thích tại sao trong mộ người này lại có nhiều bảo vật đa dạng, niên đại cách biệt nhau như vậy.
Có lẽ thân phận của kẻ trộm mộ cũng không quá hiển hách và vì lo sợ trộm mộ ghé thăm, phá vỡ sự yên tĩnh của lăng mộ nên dù có tiền tài thì chủ mộ cũng chỉ tìm một ngôi mộ nhỏ để an nghỉ sau khi chết.
Việc cố tình xây lăng mộ thật nhỏ là nhằm che mắt người đời, vì thế mà lăng mộ được bảo toàn cho đến ngày nay, các bảo vật, đồ vàng bạc, châu báu bên trong vẫn nguyên vẹn, tránh bị những tay mộ tặc khét tiếng quấy nhiễu.