Ở tuổi học mẫu giáo, nhận thức và sự tập trung chưa cao nên nhiều khi nghe cô dặn một đằng, trẻ lại hiểu một nẻo và xảy ra những tình huống như phim hài.
Một hôm cô giáo dặn các bạn trong lớp ngày mai nhớ mang cây sen đá tới lớp để học. Tiểu Minh, 5 tuổi, ở Trung Quốc, nghe cô nói thì thấy rất khó hiểu và không biết cô dặn mang theo thứ gì đến lớp. Cậu bé tưởng nhầm thứ cô bảo là thịt, và quay sang hỏi lại bạn cho chắc thì các bạn đều gật đầu.
Về nhà, Tiểu Minh thuật lại với bà yêu cầu của cô để bà chuẩn bị giúp.
Trong khi các bạn bày cây sen đá thì Tiểu Minh lại lôi ra miếng thịt.
Ngày hôm sau, khi cô yêu cầu các học sinh bày học phẩm của mình lên bàn. Trong khi các bạn lấy ra các loại sen đá thì cậu bé Minh lại bày một miếng thịt lên bàn.
Tiểu Minh thấy hoang mang vì học phẩm của mình khác với tất cả các bạn trong lớp. Nhìn thấy miếng thịt của Minh không chỉ các bạn mà ngay cả hiệu trưởng cũng không nhịn được cười vì sự nhẫm lẫn dễ thương của cậu bé.
May mắn là dù bị bạn bè cả lớp trêu cười nhưng vì có tâm lý tốt nên Tiểu Minh không òa khóc.
Sự nhầm lẫn của cậu bé khiến cả lớp, thậm chí hiệu trưởng cũng cười bò.
Dạy trẻ kiến thức xã hội và cuộc sống từ nhỏ
Ngoài các bài học văn hóa, trẻ em cần được rèn luyện các kỹ năng và nhận biết xã hội để không bị lạc lõng với mọi người. Rất nhiều trẻ em thành phố vì ít được trải nghiệm thực tế nên không biết phân biệt thế nào là mạ, thế nào là cỏ, đâu là con nghé, đâu là con bê, các loại rau, củ quả…
Trẻ cần được phát triển toàn diện từ học tập cho tới các kỹ năng mềm để tăng thêm khả năng độc lập và tư duy trong cuộc sống.
Tập cho trẻ thói quen tập trung khi học
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ vẫn còn mải chơi nên khả năng tập trung chưa cao. Nhưng ở tuổi lên 5, khi trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, cô giáo và phụ huynh nên rèn cho con tính này.
Bằng những hoạt động vui chơi đơn giản như ghi nhớ số lượng đồ vật, lắp ghép đồ chơi, xâu hạt, học các bài hát, thơ thiếu nhi… cô giáo và phụ huynh sẽ giúp trẻ tăng dần khả năng tập trung. Người lớn nên khuyến khích trẻ hoàn thành bất cứ hoạt động nào mà trẻ tham gia. Nếu trẻ bỏ dở các hoạt động giữa chừng, chứng tỏ bé vẫn cả thèm chóng chán và chưa thể tập trung làm cho xong việc gì.
Ngoài ra, cần hạn chế thời gian xem tivi và dùng điện thoại của trẻ bởi các thiết bị này sẽ giảm khả năng tập trung của bé.