Trong những tình huống diễn ra thường ngày, chúng ta hay có thói quen vừa nói chuyện vừa chêm thơ văn hoặc trích dẫn thêm những câu nói hay nhằm giúp cuộc trò chuyện thêm phần sâu sắc hơn. Tuy nhiên, từng có không ít trường hợp nhiều người dẫn chứng thêm các câu nói nhưng lại nói sai, nói lệch đi so với câu gốc và bị bắt bẻ ngược lại rất xấu hổ , ngượng nghịu.
Chẳng hạn như mới đây, một tài khoản mạng xã hội đã có pha bình luận đi vào lòng đất khiến nhiều người phải bật cười. Cụ thể, tài khoản này đã bình luận phía dưới một bài viết nào đó với nội dung như sau:
Bởi vậy ông bà có câu "Nhân gian dễ đổi, bản tính khó dời" có bao giờ sai tí nào đâu…
Chẳng biết rõ bạn này đang bình luận cho bài viết có nội dung gì, tuy nhiên cư dân mạng lại soi ra một điểm sai trầm trọng trong bình luận trên chính là câu nói quen thuộc của người Việt Nam xưa nay, câu gốc như sau "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Có thể thấy, bạn này đã nhầm lẫn 2 từ giang sơn thành nhân gian mất rồi!
Pha nhầm lẫn khiến dân mạng cười bể bụng.
Sau đó, ngay lập tức phía dưới bình luận, đã có một tài khoản khác nhanh chóng phát hiện và bắt lỗi ngay lập tức, tức nhiên phải là "Giang sơn dễ đổi" mới đúng!
Câu nói trên ý muốn nói bản chất của một người vốn đã như thế, khó thay đổi theo năm tháng. Nhưng câu này đôi khi lại hay được dùng với nghĩa tiêu cực, ngụ ý nói ai đó có thói quen xấu mà lâu ngày không chịu thay đổi.
Dân mạng được dịp cười không nhặt được mồm với tình huống sai cơ bản này của bạn nữ đó. Nhiều người cho rằng chắc mải lo bình luận nhanh mà không để ý, thuận tay thì gõ luôn nên không kịp phát hiện chỗ sai.
Dù không biết sau đó bạn này có phát hiện để sửa hoặc xoá bình luận hay không, tuy nhiên dân mạng đoán rằng chắc hẳn sẽ rất ngại và nói thẳng là "quê" lắm vì lại sai cái đơn giản thế! Nhiều bình luận hài hước xuất hiện như:
- À thì ra đây là nhân vật chính của phim "Người nhà quê"
- Trích dẫn mà còn sai thì mọi lập luận đều vô nghĩa nhé!
- Đúng là đọc phớt nhanh qua không biết đang sai thiệt
Nguồn: Trại Tâm Thần Đa Ngôn Ngữ 0.2