Hà mã vs Cá sấu
Cuộc tử chiến của 2 đấu sĩ hùng mạnh nhất đầm lầy châu Phi
2 kẻ đấu sĩ châu Phi tử chiến. Kẻ nào sẽ dành chiến thắng? Ảnh cắt từ video NatGeo.
Đất và nước là môi trường sống chủ yếu của 2 loài sinh vật nguy hiểm nhất châu Phi: Cá sấu và Hà mã.
Nếu như loài cá sấu có đến 68 răng, thực hiện được những cú phập mạnh nhất trên hành tinh thì hà mã lại sở hữu hàm răng sắc nhọn như dao cạo (dài 45cm, nặng 5kg) có thể "bẻ đôi" một con cá sấu.
Hiểu được sức mạnh của đối phương nên rất ít khi cá sấu "đụng" đến hà mã. Hà mã cũng vậy, tất cả những cuộc tấn công của nó dành cho "chúa tể đầm lầy" cũng chỉ để bảo vệ vùng lãnh thổ kiên cố của bầy đàn. Nó không "thiết tha" ăn thịt cá sấu. Nó là động vật "ăn chay".
2 chiếc răng hàm dưới sắc nhọn như dao cạo (dài 45cm, nặng 5kg) của hà mã có thể "bẻ đôi" một con cá sấu. Ảnh: SpokeDark.TV.
Sở hữu bộ da dày nặng đến nửa tấn, hà mã cần ngâm mình dưới nước để dữ ẩm da. Vì thế, phần lớn thời gian nuôi con và sinh hoạt của hà mã ở dưới nước.
Tuy nhiên, vẫn có những con cá sấu cả gan xâm phạm vùng lãnh thổ đặc quyền của hà mã. Khi thiên nhiên cần phải thanh lọc thì sự nhân nhượng bị thay thế bằng bạo lực.
Hà mã đã nhân nhượng nhưng đã đến lúc nó thể hiện sức mạnh để giành phần lãnh thổ và thể hiện "bản quyền".
Xem video:
Cá sấu đầu đàn thoát hiểm trong gang tấc trong đầm hà mã. Video: NatGeo Wild.
May mắn thay, hà mã không phải là động vật khát máu, chúng chỉ muốn bảo vệ lãnh phần của mình nên chỉ muốn đánh đuổi đàn cá sấu đi.
Một phần nữa cũng nhờ lớp da dày cùng bản năng sinh tồn mạnh mẽ nên con cá sấu đầu đàn không bị giết chết. Nó sống sót để còn cơ hội dẫn đàn nó tránh xa vùng nước có hà mã.