Cloud và những con số cụ thể
Dự báo của Gartner cũng cho thấy tổng chi tiêu cho các dịch vụ Public Cloud (các dịch vụ do nhà cung cấp đám mây cung cấp) tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 482 tỷ đô vào năm 2022. Các lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất là dịch vụ hạ tầng (IaaS, tăng 32,9% lên 122 tỷ đô) - có thể kể đến dịch vụ phổ biến như máy chủ ảo Cloud Server, Desktop as a service dịch vụ (DaaS, tăng 30,4% đạt 2,7 tỷ đô) và các dịch vụ hạ tầng ứng dụng (PaaS, tăng 25,8% đến 101 tỷ đô).
Có thể khẳng định cloud đang phát triển không ngừng và phát triển trên nhiều mặt. Vậy thị trường thực tế đang phát triển ra sao, và chúng ta cần làm gì để ứng dụng nhanh và hiệu quả điện toán đám mây vào doanh nghiệp. Trước tiên, hãy tham khảo kết quả nghiên cứu của các nhà phân tích để làm rõ bức tranh chuyển số dựa trên nền tảng đám mây. Có bốn giai đoạn áp dụng đám mây "ngày càng mạnh mẽ hơn" được xác định:
- Sử dụng dịch vụ cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ - infrastructure as a service - IaaS, chỉ trả tiền cho các dịch vụ thực sự được sử dụng;
- Tích hợp các hình thức thanh toán dịch vụ đám mây linh hoạt (có thể hỗ trợ cả thẻ tín dụng);
- Phong trào doanh nghiệp hiện đại sử dụng đám mây làm mô hình mặc định cho ứng dụng, máy tính và hạ tầng mạng;
- Tương lai trở thành hạ tầng công nghệ mặc định khi doanh nghiệp chuyển đổi kinh doanh.
Xu hướng phát triển Cloud và các ưu điểm nổi bật
Như vậy xu hướng chỉ có chiều hướng phát triển hơn từng ngày là chắc chắn. Chúng ta phần lớn đang ở vào giai đoạn một, hai và đang dần thúc đẩy tiến tới giai đoạn ba. Ứng dụng cloud cho doanh nghiệp thường thường nên thực hiện từng bước một, bắt đầu với việc cloud hóa hệ thống máy tính, thiết bị vật lý cứng trong doanh nghiệp với dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server.
Bên cạnh việc sở hữu toàn bộ những ưu điểm của Cloud computing có thể kể đến như không cần đầu tư cho hạ tầng máy móc, không chi trả lãng phí cho tài nguyên không dùng đến, không cần dành thời gian cho việc quản lý, mua hoặc tăng lượng phần cứng dễ dàng, cực nhanh chóng, khả năng lưu trữ lớn,… xu hướng dịch chuyển lên Cloud Server trong 2 năm gần đây còn tăng mạnh vì những lợi thế rõ ràng trong việc giúp doanh nghiệp tiếp tục vận hành không gián đoạn và tạo môi trường làm việc từ xa hiệu quả cao để vượt qua đại dịch.
Trong những giai đoạn có tới 42% nhân sự chuyển sang làm việc tại nhà toàn thời gian, đối với những doanh nghiệp không được thiết lập để làm việc từ xa, đây là một tình huống ác mộng. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp đã kết nối với đám mây, nó cung cấp một quá trình chuyển đổi suôn sẻ. Đây là lý do tại sao.
Khi doanh nghiệp lưu trữ cả dữ liệu và ứng dụng, chương trình làm việc trên đám mây, nhân viên có thể truy cập cả hai từ mọi nơi. Họ chỉ cần kết nối internet. Điều này mở ra một phương án thiết lập làm việc linh hoạt hơn rất nhiều. Lợi ích cơ bản và cốt lõi này lại chính là "game changing" giúp doanh nghiệp lật ngược tình thế trong những giai đoạn tưởng như khó khăn nhất.
Với kinh nghiệm hỗ trợ dịch chuyển hạ tầng điện toán, tư vấn phương án, cung cấp dịch vụ IaaS gồm Cloud Server cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp lớn như: Chứng khoán SSI, VNDirect, Bệnh viện Thu Cúc, Ứng dụng giao hàng Ahamove, sàn giao dịch BĐS Đất Xanh Miền Bắc,... và hơn 3000 doanh nghiệp SMEs, Bizfly Cloud trong Bizfly Expert Talk #23 sẽ chia sẻ cụ thể hơn về:
- Các ưu điểm khi áp dụng điện toán đám mây vào các doanh nghiệp SMEs
- Các ưu điểm khi áp dụng điện toán đám mây vào các doanh nghiệp SMEs
- Các phương pháp áp dụng vào điện toán đám mây để tối ưu vận hành doanh nghiệp
Độc giả quan tâm đến sự kiện có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký tại: https://bizflycloud.vn/event-23
Đến với Bizfly Expert Talk #23, ngoài những chia sẻ thực tế, độc giả sẽ nhận được e-voucher sử dụng tất cả các dịch vụ đám mây do Cloud cung cấp trị giá 500K!
Bizfly Cloud - Top 4 nhà cung cấp hạ tầng IT Cloud Việt Nam!