Chuyện những người không biết tết Tây là gì

Huân Cao |

Trong khi nhiều người xem Tết Dương lịch là dịp để gia đình đoàn tụ, nghỉ dưỡng sau một năm làm việc vất vả, thì với những người buôn gánh bán bưng, họ không biết đến ngày "tết Tây" là gì.

Sáng 1.1, đường phố Sài Gòn trở nên yên bình khi một lượng lớn người đã đi du lịch hay về quê nghỉ lễ. Hầu hết các công sở, trường học, doanh nghiệp đều đóng cửa.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người buôn gánh bán bưng vẫn rong ruổi trên mọi nẻo đường Sài Gòn, để kiếm cơm như bao ngày khác.

Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 1.

Bà Phan Thị Quý, 70 tuổi vẫn dậy sớm nấu nồi khoai để bưng ra góc đường ngồi bán. Bán hết nồi khoai lang này bà lời được khoảng 70.000 đồng, đủ sống trong ngày. "Bà đâu biết tết Tây là gì đâu mà nghỉ? Ngày nào cũng bán cả, chỉ có Tết âm lịch mới nghỉ thôi"- bà Quý nói.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 2.

Cô Nguyễn Thị Kim, quê Quảng Ngãi vào Sài Gòn bán đậu hũ rong. Bao năm gánh đậu hũ vẫn rong ruổi trên vai cô, chưa bao giờ được nghỉ ngày tết Tây. Vì nghỉ ngày nào thì đồng nghĩa những đứa con thơ của cô thiếu ăn và không có tiền đến lớp.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 3.

Bà PhanThị Hiền (62 tuổi), quê tận đất mũi Cà Mau lên Sài Gòn bán khoai mỳ rong. Để có nồi khoai mỳ bán sáng mùng 1 Tết Dương lịch này, ngay từ đêm qua bà phải dậy từ 2h sáng để luộc khoai và trộn nước dừa.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 4.

Cô Phạm Thị Kiều, quê ở một tỉnh miền Trung xa xôi, lăn lội vào Sài Gòn bán bánh dày. Sáng 1 Tết Dương lịch cô phải dậy từ 4h sáng để bắt xe buýt từ huyện Hóc Môn vào trung tâm thành phố bán.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 5.

Cụ Nguyễn Thị Ngơn, 78 tuổi quê Thanh Hóa vào Sài Gòn bán bông dáy tai dạo. "Ở quê khổ quá, bà vào đây bán tăm bông này kiếm ăn qua ngày, ngày nào không đi bán là bà không có tiền ăn. Không có tiền nên tết âm bà còn không dám nghĩ tới, huống gì là tết Tây"- bà Ngơn vừa nói vừa khóc nghẹn.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 6.

Cô Võ Thị Thuật, quê Nam Định vào Sài Gòn bán rau rong trên chiếc xe đạp này. Bao năm qua cô luôn rong ruổi trên mọi nẻo đường Sài Gòn để kiếm tiền nuôi con. Ngay cả khi bị bệnh cô cũng không dám nghỉ, thì nói gì đến chuyện nghỉ tết Tây.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 7.

Cô Phan Thị Ngãi, quê Bình Định ngày mưa cũng như ngày nắng, ngày lễ cũng như ngày thường đều rong ruổi cùng chiếc xe đạp chở trái cây này. Đã 7 năm qua, cô chưa một lần được ăn Tết âm lịch ở quê vì không có tiền về, làm được bao nhiêu cô gửi về quê chữa bệnh cho 2 con.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 8.

Chị Phan Thị Lĩnh, 26 tuổi, quê Phú Yên vào Sài Gòn bán vé số để nuôi 3 đứa con thơ. Chị vừa đi bán vừa dắt theo 2 con vì không có tiền gửi nhà trẻ cho bé. Với chị Lĩnh, nghỉ ngày nào thì đồng nghĩa ngày đó 3 con không có ăn.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 9.

Bác Phạm Văn Thông đã 75 tuổi nhưng hàng ngày vẫn chạy xe ôm kiếm cơm, với bác tết Tây cũng giống như ngày thường.


Chuyện những người không biết tết Tây là gì - Ảnh 10.

Còn với chị Phan Thị Huệ, quê Khánh Hòa, ngày Tết dương lịch buồn hơn ngày thường, khi xe ve chai chưa có gì vì ngày tết Tây người dân đóng cửa nghỉ hết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại