Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa

MINH NHÂN - ẢNH: TUẤN PHẠM |

Ô Quan Chưởng ngày đêm vẫn được canh giữ bởi người đàn ông năm nay đã 70 tuổi. Ông tên Tạ Văn Nhân. 20 năm qua, từ 6h sáng tới 6h tối, ông Nhân vẫn đều đặn tới cửa ô này trông coi và quét dọn.

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, có những thứ tưởng chừng như chỉ còn là hoài niệm khiến người ta dễ lãng quên.

Hà Nội giờ hiện đại hơn, mới mẻ hơn nhưng mảnh đất nghìn năm này sẽ không còn cái dáng dấp xưa cũ nếu mất đi vẻ cổ kính, rêu phong của những di tích lịch sử còn tồn tại tới ngày nay.

Từ cửa ô nhớ hồn xưa tích cũ

Xuân Diệu đã từng viết: "Ở đâu năm cửa ô chàng ơi/ Sông Nhĩ Hà mấy khúc n­ước chảy xuôi một dòng!" để nói về ngôi sao vàng "năm cánh xòe trên năm ô cửa".

Ðó là ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Chợ Dừa, ô Ðống Mác và ô Quan Chưởng. Ngày nay hầu hết các cửa ô chỉ còn lưu lại địa danh rồi trở thành tên gọi của phường phố, chứ không còn một kiến trúc nào có thể gợi lại vết tích xưa. Thậm chí có những cái tên chỉ còn được gọi lên trong miền ký ức.

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn một cửa ô gần như nguyên vẹn, vẫn mang nét rêu phong ngàn năm xưa, vẫn là một chứng nhân lịch sử sừng sững giữa đời. Đó là ô Quan Chưởng - cửa ô duy nhất còn sót lại của thành Thăng Long xưa.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 1.

Cửa ô Quan Chưởng được chứng nhận di tích lịch sử.

Theo sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Hiến Tông (1740 -1786, niên hiệu Cảnh Hưng), kinh thành Thăng Long có mười sáu cửa ô. Mỗi cửa ô đều được xây dựng như một chiếc cổng, ngày mở, đêm đóng và có rào, có tuần đi canh phòng nhằm ngăn ngừa đạo chích, canh chừng hỏa hoạn.

Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), còn có tên gọi khác là ô Đông Hà (tức cửa phường Đông Hà). Đây là cửa ô được mở qua tường phía đông của tòa thành đất bao quanh khu kinh thành Thăng Long xưa.

Công trình này đã từng được trùng tu, sửa chữa hai lần, đó là vào năm Gia Long thứ 3 (1804) và năm Gia Long thứ 16 (1817).

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 2.

Từ trên nhìn xuống bạn có thể thu vào tầm mắt cả dãy phố hàng Chiếu.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 3.

Thiết kế kiểu vọng lầu đem lại nét kiến trúc đặc biệt của cửa ô.

Vốn dĩ cửa ô này có tên là ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh, người đã cùng với khoảng 100 binh lính nhà Nguyễn anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.

Ô Quan Chưởng gồm 2 tầng và được xây dựng theo kiểu vọng lầu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn. Tầng thứ nhất có 3 cửa, cửa chính nằm ở giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1,65m, cao 2,5m.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 4.

Cánh cửa chính của ô Quan Chưởng nhìn ra hướng cầu Long Biên.

Điểm đặc biệt là cả 3 cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn; tầng thứ 2 có vọng lầu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lầu là một khung hình chữ nhật, cao gần 1m, rộng khoảng 3m, có đắp nổi ba chữ Hán "Đông Hà Môn".

Là cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, ô Quan Chưởng không chỉ ghi đậm dấu ấn của kinh thành Thăng Long mà còn là một bằng chứng tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân trong việc chống giặc ngoại xâm.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 5.

Tầng 2 của cửa ô có vọng lầu 4 mái thu nhỏ ngay tại vị trí nóc cửa chính.

Giờ ô Quan Chưởng đã bạc màu thời gian, những viên gạch xây tường có chỗ đã đỏ lậm vì sương gió, những kẽ gạch lấm chấm màu xanh của cây dương xỉ. Cái cổng gỗ xưa dù đã được khôi phục nhưng vẫn mang dáng vẻ của thời xưa cũ.

Bỗng một chiều ghé qua cửa ô "ngủ quên" giữa lịch sử này, nhiều người cảm nhận được một nét đẹp rất cổ của mảnh đất Hà Thành.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 6.

Những phiến đá rêu phong in hằn dấu vết của thời gian.

Người đàn ông 20 năm canh giữ ô Quan Chưởng

Mang đậm dấu ấn Hà Nội xưa, ô Quan Chưởng vừa vặn là một vẻ đẹp bình yên của những ngày Thủ đô vào đông. Mặc hơi thở gấp gáp của cuộc sống, tới đây quan sát và lắng nghe những câu chuyện của ngày xưa, tưởng chừng như có một phút giây người ta cảm nhận được nét cũ kỹ, trầm mặc.

Ô Quan Chưởng ngày đêm vẫn được canh giữ bởi người đàn ông năm nay đã 70 tuổi. Ông tên Tạ Văn Nhân. 20 năm qua, từ 6h sáng tới 6h tối, ông Nhân vẫn đều đặn tới cửa ô này trông coi và quét dọn.

Ông kể, cứ đến dịp mồng 1 hay rằm hàng tháng đều tất bật chuẩn bị hương khói cúng các quan. Đó như một sự biết ơn và thể hiện lòng thành kính với vị anh hùng đã hi sinh vì nước nhà.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 7.

Ông Tạ Văn Nhân (70 tuổi) - người canh giữ cửa ô đã 20 năm nay.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 8.

Ông Nhân đều đặn hương khói cho các quan.

"Nhà bác ở gần đây, ngày nào bác cũng tới trông coi cửa ô Quan Chưởng. Bình thường cũng khá nhiều khách nước ngoài tới tham quan chụp ảnh. Rồi hoa rụng nữa, phải quét thường xuyên và coi sóc cẩn thận", bác Nhân tâm sự.

Ngay dưới chân ô Quan Chưởng có một lối cầu thang đá nhỏ và tối để lên lầu trên. Nhưng phải được sự cho phép của ban quản lý, ông Nhân mới mở cửa để du khách lên tham quan. Cứ hễ có ai trèo lên, ông cũng leo lên theo để nhắc nhở đảm bảo an toàn.

"Có những vị trí gỗ đã lâu và được dựng lại không chắc chắn nên mỗi khi có người lên, bác lại đi theo để kiểm tra, đề phòng nhỡ có chuyện gì không hay".

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 9.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 10.

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 11.

Cuộc sống chạy theo những bước chân của những người dân đi qua cửa ô Quan Chưởng.

Một giờ ở ô Quan Chưởng, bạn có thể cảm nhận được đủ sắc màu cuộc sống luôn tấp nập người xe. Ngay trên nóc lầu của cửa ô, một "cuộc chạy đua" vội vã được thu ngay trong tầm mắt. Phía dưới là bước chân của những người dân lao động sau một ngày vất vả, là cả con phố Hàng Chiếu nhộn nhịp người qua kẻ lại.

Bác Nhân bảo, 20 năm rồi vẫn cứ ngày ngày ra thăm ô Quan Chưởng - cái dấu mốc lịch sử của Thăng Long xưa. Giờ bác cũng chẳng buồn nghĩ tới việc khi nào thì dừng lại công việc này. Cứ hễ có ai tới hỏi thăm, bác lại đọc những lời thơ đầy hoài niệm về bộ 5 ô cửa Hà Nội.

"Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối/ Ðê cao hun hút chợ Dừa

Cầu Dền mưa dầm lầy lội/ Gió về đã buốt lòng chưa?

Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ/ Nhị Hà lấp lánh sao thưa

Cầu Giấy đường hoa phượng vỹ/ Nhớ thương biết mấy cho vừa".

Chuyện người đàn ông ở Hà Nội 20 năm canh giữ cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa - Ảnh 12.

17h chiều tại cửa ô Quan Chưởng, hoàng hôn bắt đầu buông. Bỏ mặc mọi sự hối hả, vẻ trầm mặc của di tích hiện lên trong dáng vẻ xưa cũ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại