Ngôi làng Pii, gồm khoảng 400 cư dân chủ yếu là các nông dân và những người chăn thả gia súc, toạ lạc ở chân dãy núi Pamir vốn chia tách Trung Quốc với Tajikistan và Afghanistan.
Một học sinh đang được cõng qua sông.
Ngôi trường của các học sinh làng Pii nằm cách xa đó khoảng 200km, với 90km trong số đó không thể tiếp cận bằng phương tiện và phải vượt qua bằng đường bộ hoặc dùng lạc đà. “Đó là cách duy nhất để tới ngôi làng và bạn phải trèo núi”, Su Qin, hiệu trưởng trường Taxkorgan nơi các học sinh của làng Pii theo học, nói.
Ngôi làng hoàn toàn bị cô lập. Đường bộ là cách tốt nhất để tới.
Vì vậy, cứ 4 năm một lần, trước và sau các học kỳ mùa đông và mùa hè, một nhóm giáo viên lại hộ tống các học sinh trên suốt hành trình. Họ phải mất ít nhất 2 ngày một đêm di chuyển vất vả. Phần nguy hiểm nhất của hành trình là một con đường chỉ rộng có vài chục cm, nằm trên một vạch đá dựng đứng cao khoảng 300m so với thung lũng bên dưới.
Ngoài ra, họ phải vượt qua 4 con sông nước lạnh buốt và các cây cầu nhỏ xíu. Các giáo viên thường phải cõng học sinh trên lưng, một số em từng bị ngã xuống sông nhưng may mắn không bị thương nặng.
Guo Yukun, một quan chức địa phương, cho biết một con đường đang được xây dựng, tuy nhiên, do khó khăn về địa hình nên dự kiến tới cuối năm 2013 mới hoàn thành.
Theo Dân Trí