Hủ tục cắt bao quy đầu tại Nam Phi
Tất cả chàng trai sống tại Nam Phi sau khi trưởng thành đều phải tham gia nghi lễ cắt bao quy đầu cổ truyền mới được công nhất là “người lớn”.Trước khi tiến hành, họ phải bôi trắng mặt và nằm lên một tấm thảm mềm để thể hiện sự trong trắng, thuần khiết.
Bán trinh tiết thay cho nghi lễ trưởng thành
Tại Ấn Độ, các cô gái từ 14 đến 18 tuổi phải thực hiện một hủ tục đáng sợ: tự rao bán trinh tiết để được công nhận là người trưởng thành. Hình ảnh trên đây được ghi lại ở thành phố Rajastha, cách Taj Mahal khoảng 30 dặm về phía Tây. Một nhóm thiếu nữ đang ngồi bên đường để chờ đợi “khách hàng” tới giúp mình hoàn thành tâm nguyện “làm người lớn”.
Hủ tục tàn nhẫn ở Ấn Độ
Đây là hình ảnh nổi tiếng mà nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ Stephanie Sinclair đã ghi lại được trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2008. Đây được xem là bằng chứng tội ác của hủ tục “cắt bao quy đầu" cho bé gái. Người dân tại đây cho rằng, dù là nam hay nữ đều có bao da quy đầu. Đó là những nếp gấp da bao quanh cơ quan sinh dục, cần phải cắt bỏ để giữ sự tinh khiết. Theo thống kê, hiện trên thế giới vẫn có tới 30 quốc gia và dân tộc duy trì hủ tục tàn nhẫn trên.
Đeo “găng tay kiến” thử thách
Tại bộ tộc Satere Mawe ở khu vực Amazon, những ai muốn trở thành 1 người đàn ông thực thụ đều phải trải qua thử thách “đeo găng tay kiến lửa”. Những người tham gia nghi lễ này phải chịu đựng cho hàng trăm, hàng nghìn con kiến cắn, đốt xung quanh hai bàn tay trong khoảng 10 phút. Nếu chàng trai chưa vượt qua được thử thách, nghi lễ này sẽ lặp lại 19 lần trong vài tháng hoặc vài năm sau đó.
Tập tục lạ của dân tộc Masai ở Kenia
Một lợi thế lớn nhất của các chàng trai Kenia sau khi tham gia lễ trưởng thành Eunoto là có thể lựa chọn tùy thích các cô gái trong tộc để lấy làm vợ. Không có quy định về số lượng nên việc người đàn ông “5 thê 7 thiếp” hết sức bình thường ở Masai.
Lễ trưởng thành của người dân tộc Yi Zu
Những người Yi Zu (Trung Quốc) có trang phục rất giống dân tộc Lô Lô (Việt Nam). Tuy nhiên, Yi Zu có lễ trưởng thành đặc biệt là “thay váy”, tên bản địa là Shala Luo. Trước buổi lễ này, các cô gái sẽ mặc váy màu trắng đỏ, thể hiện cho sự trong sáng và sau đó thay thành váy màu xanh đen, thể hiện sự trưởng thành. Sau khi tham gia nghi lễ này, các thiếu nữ có quyền tự do yêu đương, kết bạn, đi xem đua ngựa và đi chơi xa nhà khắp nơi mình muốn.
Theo 24h