Loài rùa ấy được các nhà khoa học gọi là rùa hộp ba vạch, có danh pháp quốc tế là Cuora trifasciata. Nhưng những kẻ săn trộm và giới buôn lậu gọi chúng bằng một tên: rùa vàng.
Từ cuối thập kỷ 1980, rùa hộp ba vạch được người Trung Quốc lùng mua ráo riết để làm chế phẩm y dược. Càng ngày càng khan hiếm, giá trị của chúng được đẩy lên cao một cách khó tin vào những năm gần đây, có lúc đạt đến 300 triệu đồng một kg.
Do bị săn lùng ‘điên cuồng’ nên rùa hộp ba vạch đã gần như biến mất ngoài tự nhiên. Người săn bắt, sở hữu, buôn bán trái phép loài rùa này có thể bị truy tố hình sự.
Dưới đây là một số hình ảnh của loài “rùa vàng”, tổng hợp từ các trang web khoa học quốc tế:
Tại Việt Nam, rùa hộp ba vạch phân bố ở một số vùng rừng núi và trung du thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh.
Điểm nhận dạng đặc trưng của loài rùa nàylà trên mai có 3 vạch màu xám đen, chạy theo 3 gờ nổi (1 gờ ở sống lưng, 2 gờ 2 bên). Điều này lý giải cho cái tên của chúng.
Chúng còn được gọi là rùa vàng, rùa đỏ do màu sắc khá đặc biệt của mình.
Yếm rùa gồm 2 mảnh cử động được, có thể khép kín vào mai như một cái hộp.
Những kẻ săn rùa gọi chúng là "rùa vàng" không hẳn vì màu sắc, mà còn vì giá trị cao đến khó tin của chúng.
Tùy theo kích cở, một chú rùa có giá lên đến hàng chục hoặc hàng trăm triệu.
Do bị săn lùng ‘điên cuồng’, rùa hộp ba vạch đã gần như biến mất ngoài tự nhiên.
Hình ảnh rùa hộp ba vạch trên một con tem Việt Nam ấn hành năm 1988, thời điểm loài rùa này vẫn còn nhiều và giá chưa đến mức "điện khùng" như bây giờ.
Ngày nay, Trung Quốc đã nhân nuôi thành công rùa hộp ba vạch. Giá rùa nuôi nhốt rẻ hơn rùa tự nhiên 4 - 5 lần, khoảng 60 triệu đồng một kg.
Tại Việt Nam, người săn bắt, sở hữu, buôn bán trái phép loài rùa này có thể bị truy tố hình sự.
Theo Đất Việt