Thỉnh thoảng, vì lòng hiếu khách hay quan hệ xã hội, ông uống trà, cà phê, hay sữa. Manek cho rằng, khi ngắm mặt trời, người ta đã nhận được “sự nuôi dưỡng” từ nó. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia chăm sóc mắt đều khuyên tránh nhìn trực tiếp vào mặt trời. Một vài kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở những người thường xuyên luyện tập phương pháp ngắm nhìn mặt trời thì mức hấp thụ năng lượng cao hơn và giảm cảm giác thèm ăn.
Nhịn ăn ròng rã, không có bất kỳ một sự tổn thương nào
Năm 2001, Tiến sĩ Sudhir Shah đã từng “khảo sát” một bệnh nhân tên là Hira Ratan Manek, người đã không hề ăn gì từ năm 1995 và không hề uống gì từ 411 ngày trước khi được trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học. Ông R. Manek nói rằng, bí quyết để ông có thể duy trì cuộc sống chỉ với chút nước và ngắm mặt trời lâu đến như vậy là do hấp thụ năng lượng mặt trời.
Được biết trước kia, ông R. Manek là một kỹ sư cơ khí cư trú tại Calicut Ấn Độ. Sau khi nghỉ hưu, ông bắt đầu nghiên cứu và thực hành các bài tập nhìn mặt trời để duy trì sự sống. Phương pháp này là một phương pháp cổ xưa, đã từng được người cổ đại luyện tập có hiệu quả nhưng hiện bị lãng quên. Bản thân ông từ thời thơ ấu đã rất tò mò, muốn thử nhưng đến khi về hưu mới có cơ hội luyện.
Bản thân ông R. Manek cũng rất ngạc nhiên về các khả năng có thể nói là phi phàm của mình nên ông đã tự nguyện tham gia các đợt khảo sát và nghiên cứu của các chuyên gia Ấn Độ. Ông chấp nhận trải qua nhiều ca xét nghiệm. Ca xét nghiệm đầu tiên là nhịn ăn 211 ngày liên tục trong thời gian 1995 - 1996 tại Calicut, Ấn Độ, với sự chứng kiến của đội ngũ các bác sĩ chuyên gia, đại diện của khoa học, y tế bao gồm bác sĩ gia đình, các bác sĩ tim mạch, thần kinh, nội tiết, bác sĩ phẫu thuật, bệnh lý học, do bác sĩ CK Ramachandran chủ trì.
Tiếp theo đó là bằng cách ăn chay liên tục cho 411 ngày, theo Jain truyền thống trong thời gian năm 2000 - 2001 tại Ahmedabad, Ấn Độ chỉ đạo bởi một đội ngũ quốc tế gồm 21 bác sĩ và các nhà khoa học, Tiến sĩ Sudhir Shah trực tiếp chịu trách nghiệm về chương trình thử nghiệm này.
Theo đó, ông R. Manek chỉ đun sôi nước tiêu thụ hàng ngày từ 11 amto 04:00 chỉ và không có các chất lỏng khác. Vài ngày trước khi ăn chay, ông R.Manek đã phải trải qua các xét nghiệm về y tế. Hồ sơ kiểm tra y tế này bao gồm: thực trạng hàng ngày của xung, huyết áp, hô hấp, nhiệt độ, lượng nước, lượng nước tiểu, trọng lượng… có liên quan đến huyết học và sinh hóa (ở dạng kiểm tra thông thường được thực hiện định kỳ, tức là hàng tháng hoặc hai tuần/lần).
Sau đó kết quả cho thấy, trong 3 tháng đầu ông R. Manek giảm mất 19 kg trọng lượng cơ thể, tỷ lệ nhịp tim và BP giảm nhẹ, giảm hạn mức hô hấp (từ 18 đến nay 10/minute). Ông đã ngừng đi đại tiện từ ngày thứ 16 của quá trình ăn chay. Lượng nước tiểu được duy trì ở khoảng 600 - 800 cc. Ngoài ra, ông không còn bất cứ biểu hiện bất thường nào.
Ngay cả bộ não và khả năng cảm nhận mọi thứ vẫn hoàn toàn bình thường. Không hề có bất cứ sự chấn động nào. Điều đáng ngạc nhiên nhất là, ông đã tự mình trèo lên núi Shatrunjay nổi tiếng (đồi Palitana) cùng với 500 chuyên gia đi cùng mà không cần sự giúp đỡ của bất cứ ai. Như vậy, phải nói rằng, mặc dù đã tốn khá nhiều công sức và tâm huyết nhưng các nhà khoa học cho tới hôm nay vẫn chưa thể tìm ra bí quyết giúp R. Manek có được những năng lực siêu phàm như hiện nay.
Bí quyết là ở chỗ chăm chỉ “ngắm mặt trời”
Riêng theo ông R. Manek lý giải thì bí quyết nằm ở chỗ chăm chỉ “ngắm mặt trời”. Ông cho rằng, khi ngắm mặt trời, người ta đã nhận được “sự nuôi dưỡng” từ nó. Ông và một số người đề xướng “bài thể dục” từ mặt trời cũng cho biết, từ rất lâu, người Ai Cập cổ đại, người Aztec ở Mexico, người Maya và bộ tộc thổ dân châu Mỹ đã luyện tập phương pháp này như hình thức tập Yoga Tây Tạng và Ấn Độ.
“Ánh sáng mặt trời cũng tạo ra sự ấm áp giúp cho các môi trường sinh thái thuận lợi cho mọi vật phát triển. Nếu không có mặt trời thì có thể nói sự sống trên trái đất sẽ hầu như không có. Các tia tử ngoại của mặt trời còn có công năng sát khuẩn rất mạnh, có thể diệt trừ giúp con người các vi khuẩn gây ra bệnh hại, bệnh độc. Đặc biệt hơn, ánh nắng mặt trời có khả năng cung cấp cho cơ thể năng lượng để thực hiện các chức năng thiết yếu. Thức ăn mà chúng ta thường dùng chẳng qua cũng chỉ là một dạng năng lượng thứ cấp của năng lượng mặt trời. Mà cơ thể lại có cơ chế tiếp nhận năng lượng trực tiếp từ mặt trời và dự trữ nó để sử dụng khi cần”, Manek giải thích.
Theo lời Tiến sĩ Sudhir Shah, ông R. Manek không có gì khác biệt về các chỉ số sinh học và cơ thể học so với những người bình thường. Nhưng vì sao ông có thể không hề ăn gì từ năm 1995 và không hề uống gì từ 411 ngày.
Tiến sĩ Shah cũng cho rằng, đối với trường hợp của ông R. Manek cần phải mất vài tháng tiếp tục nghiên cứu các dữ liệu đã thu thập được may ra mới đi tới được một kết luận nào đó. Tiến sĩ Shah cho biết, những khảo sát gần đây vẫn chưa làm cho hiện tượng kỳ dị của ông R.Manek trở nên dễ hiểu hơn. Nhưng vẫn còn hy vọng để lý giải chuyện này vì các phương pháp ưu việt hơn đang được áp dụng. Và các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra được khả năng hoạt động của toàn bộ các hệ thống ở ông R. Manek.
Trường hợp sống khỏe mạnh 16 năm chỉ nhờ ngắm mặt trời là điều xưa nay không có. Nhất là khi các kết quả kiểm tra lâm sàng, sinh hoá, đo đạc điện tử và các kiểm tra khác đều đã được tiến hành và cho kết quả nằm trong mức an toàn.
Các nhà khoa học đã kết luận trường hợp của ông R. Manek là một hiện tượng vô cùng kì lạ của cơ thể con người.
Giải thích khả năng kỳ lạ này của ông R. Manek, các bác sỹ cho rằng rất có thể những bài tập nhìn mặt trời đã khiến cho cơ thể ông R. Manek bị thay đổi về mặt sinh học. Một số nhà khoa học khác thì cho rằng có thể cơ thể ông R. Manek sở hữu một loại gen đặc biệt cho phép ông có khả năng sống mà chỉ cần ánh sáng mặt trời và nước trong một thời gian dài đến như vậy.
Mặc dù đưa ra các giả thiết như vậy, song các nhà nghiên cứu vẫn hoàn toàn bó tay trong việc kiến giải một cách rõ ràng và khoa học hiện tượng vốn được xem rằng “không thể có” trong y học. Bởi theo nghiên cứu khoa học thì phần lớn con người có thể sống sót mà không cần ăn trong 50 ngày.
Trong khi đó, chuyên gia thần kinh học Sudhir Shah, người đã từng chịu trách nhiệm chính trong ca thử nghiệm về trường hợp của ông R. Manek trong năm 2000 - 2001 thì cho rằng nếu ông R. Manek không lấy năng lượng từ thực phẩm thì chắc chắn ông ấy phải lấy năng lượng từ những thứ trong môi trường xung quanh, chẳng hạn như ánh sáng.
Từ đó, Tiến sĩ Sudhir Shah rất tin vào lời giải thích của ông R. Manek. Theo một tờ báo đưa ra dẫn chứng là vào năm 2000 - 2001, bác sĩ Shah cũng đã từng tiến hành thử nghiệm tương tự trên ông R. Manek trong vòng hơn một năm trước khi ông R. Manek tuyên bố rằng ông sống bằng khí trời và nước lọc. Theo tờ báo này, có vẻ như bác sĩ Shah và các cộng sự đang chứng minh cho một giải thiết rằng con người có thể sống sót nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên như ánh sáng mặt trời hay năng lương dạng siêu việt kiểu tinh thần thay vì đồ ăn và thức uống.
Hy vọng những ứng dụng trong việc giải quyết cái đói của con người
Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quân sự của Ấn Độ còn cho rằng ông R. Manek có thể dạy các binh sĩ cách kéo dài thời gian sống sót mà không cần thức ăn, chỉ cần nhìn mặt trời. Những bí mật của ông cũng có thể giúp những nạn nhân của thảm họa tăng khả năng sống sót trong lúc chờ lực lượng cứu hộ.
“Nếu khẳng định của ông ấy được chứng thực, đó sẽ là một bước ngoặt trong khoa học y học”, bác sĩ G. Ilavazhagan, Giám đốc Viện khoa học và Sinh lý học quốc phòng, nói. “Chúng ta có thể giúp cứu mạng sống trong các thảm họa thiên nhiên, các cuộc leo núi hay các cuộc hành trình trên biển… Chúng ta có thể hướng dẫn mọi người kỹ năng sống trong những điều kiện khắc nghiệt mà không có thức ăn hay nước uống”.
Cũng từ đó mà hiện nay phong trào học dưỡng sinh bằng phương pháp truyền năng lượng mặt trời được giới thiệu khá nhiều trên toàn thế giới. Từ năm 1988, nữ tiến sĩ vật lý Barbara An Brennan, chuyên viên khoa học của NASA đã nghiên cứu và viết quyển “Hands of light” (Những bàn tay ánh sáng).
Cùng năm này, nữ tiến sĩ y học Nga Djouna Davitasvili viết quyển “Tôi nghe đôi tay mình” cũng nói về năng lượng sinh học. Năm 1993, bà Barbara lại viết thêm quyển “Light Emerging” (Chữa bệnh bằng ánh sáng)”. Gần đây nhất có 2 cuốn sách tiêu biểu đề cập đến vấn đề này là: “Ánh sáng, Y khoa của tương lai” - Jacob Lieberman và “Ánh sáng mặt trời và sức khỏe trong thế kỷ 21” - Richard Hobday.
Một vài kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở những người thường xuyên luyện tập phương pháp ngắm nhìn mặt trời thì mức hấp thụ năng lượng cao hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Trên trang Pravda.ru cũng có báo viết về một trường hợp “ăn nắng” khác, đó là ông Nikolai Dolgoruky sống ở vùng Dnepr của Ucraina.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nhìn trực tiếp ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây mù hay nguy hại cho mắt. Hầu hết các chuyên gia chăm sóc mắt đều khuyên tránh nhìn trực tiếp vào mặt trời.
Mặc dù vậy, là người nghiên cứu tác dụng của việc “ăn” nắng trong nhiều năm, theo Manek, việc nhìn ngắm mặt trời vào lúc bình minh hay hoàng hôn rất tốt cho sức khoẻ. Những người luyện tập phương pháp “tự quang hợp” này thường có đầu óc minh mẫn, khoẻ mạnh hơn về cả thể chất và tinh thần mà không tốn bất kỳ một sự tổn hại nào. Tất nhiên, chỉ nên thực hiện việc này vào những thời điểm an toàn, tức là khoảng 30 phút sau khi mặt trời mọc và 30 phút trước khi mặt trời lặn (một số người khác lại thực hiện vào thời gian khác trong ngày).
Theo Phụ nữ Today