Song dường như người Ai Cập đã phải vội vã trong việc chôn cất ông.
Một nghiên cứu mới đây về dấu vết trên những bức tường của lăng mộ cho thấy vị vua qua đời khi mới 18, 19 tuổi vào khoảng năm 1300 trước Công nguyên này có thể đã được chôn cất vội vàng.
Nhà sinh vật học Ralph Mitchell tới từ ĐH Harvard tin rằng chính những vết màu nâu tối xuất hiện trên hầu hết các bức tường được sơn công phu ở lăng mộ đang nắm giữ câu trả lời cho nghi ngờ này.
Bên trong lăng mộ Vua Tutankhamun ở Luxor, Ai Cập được phát hiện vào năm 1922
Ông khẳng định rằng chúng cho thấy vị pha-ra-ông trẻ tuổi đã được chôn kín bên trong trước khi những bức tường khô ráo.
Tutankhamun là một vị hoàng đế Ai Cập ở triều đại thứ 18. Nguyên nhân cái chết đột ngột của ông vẫn còn là điều bí ẩn.
Nhiều cuộc điều tra khác nhau cho thấy ông có chấn thương ở đầu, một chân gãy bị nhiễm trùng, sốt rét, thiếu máu hồng cầu liềm và có thể mắc một số căn bệnh khác.
Mặt nạ tang lễ của Hoàng đế Tutankhamun.
Các chuyên gia Ai Cập đang tháo nắp quan tài của Vua Tutankhamun vào năm 2007.
Người ta cho rằng cái chết của vị pha-ra-ông này đến bất ngờ và đến trước khi một lăng mộ hoàng gia vĩ đại được xây dựng. Điều đó có nghĩa là ông đã được chôn cất trong một lăng mộ nhỏ hơn so với địa vị của ông.
Những vết tích khác thường trên tường đã thách thức các nhà khoa học kể từ khi lăng mộ này được phát hiện bởi Howard Carter vào năm 1922.
Giống như nhiều địa điểm cổ khác, lăng mộ này là một điểm du lịch và hiện đang bị bong sơn và nứt tường.
Quan tài chứa xác vua Tutankhamun
Hội đồng Di tích cổ tối cao Ai Cập đã rất quan tâm tới việc bảo tồn lăng mộ và liên lạc với Viện Bảo tồn Getty đề nghị được giúp đỡ. Viện này đã nhờ tới giáo sư Mitchell.
Ông được yêu cầu kiểm tra những dấu vết kì lạ này và tìm hiểu xem liệu việc cho phép khách du lịch vào tham quan có làm nó trở nên tồi tệ hơn hay không.
Nhóm của ông đã kết hợp vi sinh vật cổ với công nghệ cắt cạnh cho nghiên cứu này – công nghệ đòi hỏi phải cấy những mẫu sinh vật sống được thấm từ các bức tường của lăng mộ và phân tích chuỗi DNA.
Các nhà hóa học tại Getty cũng phân tích những vết màu nâu đã thấm vào sơn và thạch cao ở mức độ phân tử.
Họ xác định đó là melanin – sản phẩm phụ đặc trưng của sự trao đổi chất của nấm, nhưng không có sinh vật sống nào phù hợp với những dấu vết này.
Giáo sư Archana Vasnathakumar cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy những vi khuẩn gây ra dấu vết này đã chết hoặc nếu nói một cách thận trọng hơn là không hoạt động”.
Phân tích những bức ảnh chụp khi lăng mộ được mở lần đầu tiên vào năm 1922 cũng cho thấy những vết màu nâu này đã không thay đổi trong suốt 89 năm qua.
Đặc điểm nhận dạng của sinh vật cổ này vẫn còn là một bí ẩn, song bằng chứng cho thấy những vi sinh vật này không phát triển và có thể sẽ hé lộ về nguyên nhân cái chết của Vua Tút.
Khuôn mặt của ông lần đầu tiên được tiết lộ.
Giáo sư Ralph Mitchell – chụp trong phòng thí nghiệm của ông ở ĐH Harvard – tin rằng dấu vết để lại của các vi sinh vật cổ Ai Cập có thể hé lộ bí mật mới về cái chết của Vua Tut.
Giáo sư Michell nói: “Vua Tutankhamen đã chết trẻ và chúng tôi cho rằng lăng mộ này đã được chuẩn bị một cách vội vàng. Chúng tôi đoán rằng bức tường chưa khô sơn khi lăng mộ được bịt kín”.
Độ ẩm, thực phẩm cũng như hương bên trong lăng mộ là một môi trường phát triển tốt của vi sinh vật cho tới khi nó khô hẳn – ông nói thêm.
Ông cho biết có rất ít nghiên cứu về những dấu vết 3.000 năm tuổi này vì hư hại kì lạ đã xảy ra và nên được để yên đó.
“Đây là một phần trong toàn bộ bí ẩn của lăng mộ” – ông chia sẻ.
Theo VTC.vn