Người ta gọi anh là kỳ tích, không ít người gọi anh là kẻ điên lập nghiệp và nhắc đến cuộc đời của anh, người ta nói nhiều về câu chuyện khởi nghiệp lạ lùng và kì vĩ.
Steven sinh năm 1978 trong một gia đình trí thức ở Đài Loan, bố mẹ đều là những người có học vị cao. Vì công việc của bố mẹ, năm anh 8 tuổi, cả gia đình chuyển đến Mỹ định cư. Có thể nói đây là một bước ngoặt khi đã đánh thức con người Steven và giúp anh được mở mang đầu óc. Sau khi đến Mỹ, Chen rất nhanh chóng đã hòa nhập được với lối sống và văn hóa Mỹ. Bởi việc học tập khá thoải mái nên anh có nhiều thời gian cho sở thích của mình liên quan đến lập trình máy tính.
Tất cả những kiến thức cơ bản về lập trình anh đều học ở trong sách, cho đến năm lớp 6 anh ấy đã có thể nắm vững được các kiến thức cơ bản, khi lên cấp ba, anh đã thành thục được các ngôn ngữ trong lập trình là Basic và C.
Dựa vào khả năng thiên phú của mình với ngôn ngữ lập trình, sau khi tót nghiệp cấp ba, anh đã tốt nghiệp vào đại học lllinois xếp thứ 5 ở Mỹ. Đặt chân vào trường đại học này khiến Steven rất vui sướng bởi vì anh có thể tự do thực hiện đam mê lập trình của mình. Điều đó đồng nghĩa với suốt những năm tháng đại học của mình Steven đã dốc hết tâm sức vào việc nghiên cứu viết lập trình.
Trước khi tốt nghiệp anh đã gặp được giám đốc công nghệ Rusef của Paypal, và được mời vào Paypal làm việc. Đáp lại lời mời này Steven đã quyết định thôi học và gia nhập công ty này ở thung lũng Silicon.
Nhưng Chen không ngờ rằng áp lực và khối lượng công việc ở đây lại lớn như vậy, mỗi ngày đều tăng ca đến 4,5 giờ sáng, và hơn nữa môi tường làm việc và ký túc xá vô cùng tệ. Dù tất cả đều không như ý, nhưng với niềm đam mê lập trình cực độ, anh ấy dẹp hết khổ cực sang một bên, cùng đồng nghiệp nỗ lực. Cuối cùng, chỉ trong 3 năm Paypal đã chính thức lên sàn chứng khoán.
Cùng với đó Steven cũng kiếm được khoảng vài chục nghìn đô la khi chỉ mới 23 tuổi.
Tuy nhiên, môi trường ở Paypal quá khắc nghiệt trong khi Chen lại quá yêu thích tự do. Cuối cùng, Chen quyết định rời đi.
Sau khi rời khởi Paypal, anh cùng vài một người bạn đã nuôi dự định sẽ cùng nhau startup. Kết quả là anh và họ đều chung một ý tưởng tạo ra một nền tảng hẹn hò video qua mạng xã hội. Họ đã mua tên miền youtube.com vào ngày valentine. Youtube ra đời. Thời nguyên sơ của trang Youtube là người dùng có thể tự giới thiệu về bản thân, sau đó miêu tả về hình mẫu của mình và sẽ được tạo thành video và đăng tải lên mạng.
Tuy nhiên mọi thứ không diễn ra như những gì Chen và những người đồng sáng lập mong muốn. Sau 5 ngày ra mắt Youtube, không có một ai đăng ký sử dụng nền tảng mạng xã hội này. Quyết không từ bỏ, đến năm 2004 một nguồn cảm hứng lớn đã đánh thức Chen. Cùng năm đó xảy ra một trận sóng thần lớn ở Phuket, một người thợ sửa xe đã dùng điện thoại để quay lại khoảnh khắc đáng kinh ngạc đó rồi đăng lên mạng và chẳng bao lâu đoạn video đó đã thu hút hơn 600 nghìn lượt xem.
Sự kiện này đã giúp Chen và những người bạn của mình hiểu ra rằng, việc giới hạn nhóm người dùng và chỉ cho phép đăng tải những video liên quan lên Youtube là sai lầm. Youtube nên trở thành một trang tổng hợp tất cả các video, kể cả là những video được đầu tư hay do người dung ngẫu hứng quay và đăng tải. Thế là, rất nhanh chóng Youtube đã được thay đổi, bỏ đi thuộc tính giao diện trước đó và thay đổi thành một trang mạng tổng hợp các video.
Ngày 23 tháng 4 năm 2005, người dùng đầu tiên đã đăng tải một video lên Youtube. Trong video một cậu bé đang giới thiệu những con vật có trong sở thú, tuy chỉ vỏn vẹn 19s nhưng nó đã đánh dấu và mở ra thời đại của Youtube. Chỉ một năm sau, Youtube đã có hơn 40 triệu video được đăng tải, mỗi ngày có thể thu hút 6 triệu người dùng mạng, trở thành kênh video lớn nhất của Mỹ.
Dựa trên đà phát triển của Youtube, định giá của trang mạng này ngày càng tăng lên, chỉ sau 20 tháng thành lập Chen đã bán cho Google với giá 1.6 tỷ USD. Năm 28 tuổi Steven Chen với tài sản ròng trị giá 300 triệu USD sau thương vụ, anh đã được tạp chí Fortune vinh danh.
Nhưng đang trên đà đỉnh cao của sự nghiệp, một tin xấu đã đến với người đàn ông này. Do bởi cường độ làm việc cao, sau khi nhận cuộc phỏng vấn của nguyên tổng thống Barack Obama tại Mỹ, Chen đã ngất xỉu tại sân bay. Khi vào bệnh viện Chen được phát hiện ra một khối u não.
Thông tin của bác sĩ đã khiến Chen rơi vào trạng thái phiền não, tất cả danh vọng, tiền bạc, thành tựu anh đều như muốn bỏ lại, Đối diện với tử thần, lần đầu tiên Chen đã có những suy nghĩ tồi tệ về tương lai. Nên dừng lài để tận hưởng cuộc sống hay sẽ tiếp tục làm việc, đó là những câu hỏi đặt ra với Chen lúc ấy.
Nghĩ lại về khoảng thời gian ấy Chen từng nói: "Mọi thứ có thể bất ngờ kết thúc, vậy tại sao trước đó bạn không chọn lựa cuộc sống mà mình yêu thích, vì sao phải hối hận với lựa chọn của mình". Cuối cùng Chen lựa chọn việc đi tiếp và tiếp tục với công việc của mình dù anh đang trong thời gian điều trị bệnh.
Năm 2008, Chen đã trải qua ca phẫu thuật vô cùng thành công, chỉ một tháng sau ca phẫu thuật, anh ấy tiếp tục lao đầu vào công việc. Không chỉ vậy, Chen cũng từ bỏ công việc của mình tại Google và bắt đầu khởi nghiệp lần hai.
Chen nói: "Nếu tất cả mọi thứ bạn đang có bỗng mất trong chớp mắt, bạn sẽ hiểu rằng đừng bao giờ lãng phí thời gian, đừng sống một cuộc đời vô vị".
Với một triệu phú trẻ tự thân ở tuổi 30 ngày ấy như Chen mà nói, bệnh tật không phải lý do để anh lười biếng và ngừng phấn đấu.