Chuyên gia TQ bật mí về phái đoàn "tinh hoa" tháp tùng Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh

Thủy Thu |

Theo chuyên gia Trung Quốc, phái đoàn này phải hội tụ bốn tiêu chuẩn thì mới đủ điều kiện tháp tùng Tổng thống Trump tới Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiến hành chuyến thăm Trung Quốc cấp nhà nước từ ngày 8-10/11. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) cho biết, trong thời gian này, một đoàn đại biểu thương mại hùng hậu, tinh hoa - nhóm 29 Giám đốc điều hành hàng đầu các doanh nghiệp Mỹ sẽ tháp tùng ông Trump.

Ông Lloyd Blankfein, Giám đốc điều hành Goldman Sachs, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Boeing Thương mại (Mỹ) Kevin McAllister là một trong những đại diện phái đoàn thương mại.

Theo báo Trung Quốc, đây là động thái cho thấy Washington mong muốn xây dựng, duy trì mối quan hệ thương mại-kinh tế ổn định với Bắc Kinh.

CNBC (Mỹ) 2/11 cho biết, 29 đại diện này chủ yếu phụ trách các doanh nghiệp liên quan đến năng lượng chứng tỏ Tổng thống Mỹ và phái đoạn thương mại Mỹ kỳ vọng đẩy mạnh xuất lĩnh vực xuất khẩu khí đốt tự nhiên với Trung Quốc.

Phái đoàn "tinh hoa"

Ông Tống Quốc Hữu, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nước Mỹ, Đại học Phúc Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) ngày 5/11, trả lời phóng vấn tờ Hoàn cầu cho biết, nhóm doanh nghiệp Mỹ trên mang ba đặc điểm:

Thứ nhất, có ưu thế khi xuất khẩu sang Trung Quốc, ví dụ như ngành công nghiệp năng lượng và nông nghiệp. Thứ hai, vốn đầu tư có khả năng mở rộng, như ngành chế tạo công nghệ cao. Thứ ba, đã duy trì mối liên lạc mật thiết, phát triển ổn định tại Trung Quốc.

Hoàn cầu dẫn nguồn Bloomberg (Mỹ) cho biết, thực tế có hơn 100 doanh nghiệp đăng ký tham gia phái đoàn thương mại, tháp tùng Tổng thống Trump tới Trung Quốc; tuy nhiên, cuối cùng Bộ thương mại Mỹ chỉ chọn ra 1/3 các nhà doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn.

Chuyên gia TQ bật mí về phái đoàn tinh hoa tháp tùng Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh - Ảnh 1.

Thống đốc bang Alaska Bill Walker đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại sân bay. Ảnh: Alaska Dispatch News

Ông Tống Quốc Hữu cho biết, các doanh nghiệp tham gia phái đoàn thương mại Mỹ tới Trung Quốc phải hội tụ 4 điều kiện sau: Là doanh nghiệp lớn có sức ảnh hưởng ở Mỹ; gây thiện cảm với Trung Quốc, có khả năng cải thiện sự mất bằng thương mại Trung-Mỹ, giảm bớt thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc và có mối quan hệ tốt với chính quyền Trump.

Theo Hoàn cầu, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross trước chuyến công du đã nhấn mạnh, Washington nỗ lực giảm thâm hụt thương mại bằng cách tăng cường xuất khẩu dịch vụ và các mặt hàng giá trị cao cũng như cải thiện tiêu chuẩn tiếp cận thị trường mà Bắc Kinh đã đặt ra đối với doanh nghiệp Mỹ.

Đáng chú ý, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 11/2014 đã dẫn theo phái đoàn đại diện thương mại - gồm các doanh nghiệp về lĩnh vực năng lượng mới. Trái lại, trong chuyến công du sắp tới, các doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Trump đều thuộc lĩnh vực năng lượng truyền thống.

Nhận định về khác biệt này, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, do ông Obama đặc biệt quan tâm tới hợp tác về biến đổi khí hậu Trung-Mỹ, bao gồm hợp tác ven biển, kiểm soát ô nhiễm không khí nên năm 2014, phái đoàn thương mại của ông là tập hợp các doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng mới - có liên quan các chương trình nghị sự kinh tế của ông.

Và năm nay, các doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Trump tất nhiên cũng sẽ liên quan chặt chẽ tới các vấn đề kinh tế mà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm quan tâm, Tống Quốc Hữu bình luận.

Hoàn cầu cho hay, danh sách các doanh nghiệp tham gia phái đoàn thương mại Mỹ còn có sự xuất hiện của Thống đốc bang Alaska Bill Walker.

Hồi tháng 4 năm nay, trong thời gian thăm Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dừng chân tại Alaska và hội kiến ông Bill Walker. Khi đó, ông Tập nhấn mạnh, hợp tác địa phương là một trong những thành phần năng động nhất trong quan hệ Trung-Mỹ.

Việc ông Bill Walker tham gia phái đoàn đại diện thương mại Mỹ trên cương vị Thống đốc cho thấy đây là sự đáp lễ lại chuyến thăm Alaska trước đó của ông Tập. Thống đốc Walker đưa ông Keith Meyer, Chủ tịch Tập đoàn phát triển đường ống Alaska tới Trung Quốc chứng tỏ phương diện hợp tác kinh tế địa phương trong quan hệ Trung-Mỹ có không gian phát triển rất lớn, Tống Quốc Hữu nói.

Về xu thế hợp tác các mặt hàng thương mại lớn trong quan hệ Trung-Mỹ, ông Tống Quốc Hữu nói, cục diện đã thay đổi khi trước đây đều là chính phủ Trung Quốc đưa phái đoàn sang Mỹ thảo luận hợp đồng còn lần này là chính phủ Mỹ đưa phái đoàn sang Trung Quốc.

Ông này nhấn mạnh thêm, trong tương lại, các hợp tác về lĩnh vực năng lượng, sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa trọng tải lớn giữa hai nước sẽ ngày càng mật thiết và ngoài tăng cường các khoản đầu tư để thúc đẩy các dự án hợp tác Mỹ-Trung thì hợp tác trong ngành công nghiệp ô tô cũng sẽ được đẩy mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại