Hướng đầu tiên bao gồm việc hình thành một cụm quân mạnh từ các tên lửa chiến lược và chiến thuật với tầm xa khác nhau.
Hướng thứ hai là thành lập lực lượng tên lửa hạt nhân có khả năng tiến hành đòn tấn công được gọi là “giải giáp và trảm” vào Nga nhờ các đầu đạn cỡ lớn, nhằm tiêu diệt lực lượng tên lửa - hạt nhân của Nga tại các trung tâm chỉ huy.
Và hướng thứ ba đó là ứng dụng những công nghệ của các cuộc chiến lai tạp, tức là sử dụng cách “phá hoại từ bên trong” và chỉ trích về việc sử dụng các thành tố quân sự, đặc biệt là lực lượng hạt nhân, chuyên gia Sivkov thông báo.
Xuất phát từ vấn đề này, cần hiểu rằng cuộc chiến tranh đã được bắt đầu và nó đang diễn ra theo các hướng này, chuyên gia này bổ sung.
Theo Sivkov, trong những năm gần đây, Nga rất chú trọng vấn đề bảo đảm an ninh của mình, trong đó là nhờ vào việc hiện đại hóa khả năng hạt nhân. Rõ ràng, không một ai ở Mỹ mong muốn bị tấn công hạt nhân từ Nga. Do đó, chiến lược của Mỹ còn bao gồm tính tới triển khai các phương tiện phòng thủ tên lửa tại châu Âu.
Mặc cho sự đảm bảo từ Mỹ rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa không hướng tới chống Nga, nhưng không ai tin vào điều này. Bởi Mỹ hiện không có các đối thủ cạnh tranh địa chính trị khác trong khu vực này và tương lai cũng không. Do đó Nga cần tiếp tục sử dụng nguyên tắc “kiềm chế hạt nhân” và phát triển khả năng phòng thủ vững chắc của mình.