Chuyên gia đau đầu tìm nguyên nhân xuất hiện nếp gấp kỳ lạ ở Bắc Cực

Hoàng Dung |

Các nhà khoa học chưa thể lý giải được lý do vì sao xuất hiện những nếp xếp kỳ lạ ở Bắc Cực.

Chuyên gia đau đầu tìm nguyên nhân xuất hiện nếp gấp kỳ lạ ở Bắc Cực - Ảnh 1.

Chuyên gia đau đầu tìm nguyên nhân xuất hiện nếp gấp kỳ lạ ở Bắc Cực

Quanh khu vực sông Markha ở Siberia, phía gần cực bắc, bỗng nhiên xuất hiện các gợn sóng mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có giải đáp.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA mới đây công bố những bức ảnh chưa thể giải đáp cho thấy vùng đất trông nhăn nheo kỳ dị xuất hiện ở Bắc Cực.

Vệ tinh Landsat 8 đã ghi lại được hình ảnh về vùng đất đầy 'hoa văn' lạ lùng ở Bắc Cực. Những hình ảnh cho thấy một thế giới trông giống hành tinh xa lạ nào đó, các sọc bao phủ một phần của Cao nguyên Trung Siberia thay đổi theo mùa. Hình ảnh thấy rõ ở cả bốn mùa nhưng rõ ràng hơn cả là vào mùa đông khi tuyết trắng nổi lên nền đất đen.

Tại sao khu vực này lại có nhiều nếp xếp kỳ lạ như vậy? Mặc dù đưa ra nhiều lời lý giải khác nhau nhưng các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn.

Theo NASA, khu vực thuộc cao nguyên trung tâm Siberia bị băng vĩnh cửu bao phủ đến khoảng 90% trong năm, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, có hiện tượng băng tan.

Vào năm 2003, các nhà khoa học từng nêu kết quả nghiên cứu trong một báo cáo trên tạp chí Science. Kết quả cho thấy những vùng đất liên tục đóng băng, tan băng và lại đóng băng này có thiết kế hình học, sọc lạ, thường được gọi là 'hoa văn' trên mặt đất. Hiện tượng xảy ra khi đất và đá tự chia cách, phân loại tự nhiên trong chu kỳ đóng băng, tan băng.

Chuyên gia đau đầu tìm nguyên nhân xuất hiện nếp gấp kỳ lạ ở Bắc Cực - Ảnh 3.

Khu vực hoa văn thay đổi theo các mùa khác nhau

Tuy nhiên, các ví dụ khác về mặt đất có hoa văn chẳng hạn như các vòng tròn bằng đá ở Svalbard, Na Uy có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các đường sọc được thấy ở Siberia.

Thomas Crafford, một nhà địa chất học của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ đưa ra giải thích rằng các sọc này giống như mô hình trong đá trầm tích. Hình thái này xảy ra khi tuyết tan hoặc mưa nhỏ giọt xuống dốc, làm nứt vỡ, đẩy các mảnh đá trầm tích thành đống. 

Quá trình này sẽ làm lộ ra các phiến trầm tích giống các lát của một chiếc bánh nhiều lớp. Những sọc đậm hơn biểu thị khu vực dốc hơn và các sọc nhạt biểu thị khu vực phẳng hơn.

Kiểu phân lớp trầm tích này sẽ nổi bật hơn vào mùa đông khi tuyết trắng rơi xuống khu vực bằng phẳng.

Tuy nhiên, mọi lời giải thích mới chỉ là giả thuyết, có cái khá hợp lý chứ chưa hoàn toàn thuyết phục. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết họ sẽ cần nghiên cứu kỹ hơn để đưa ra kết luận cuối cùng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại