Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, khốc liệt và không phải càng nhiều càng tốt

VŨ HUẾ |

Trung bình mỗi lần làm "chuyện ấy", đàn ông giải phóng khoảng 250 triệu tinh trùng.

Nhiều người vẫn nghĩ trong cuộc chiến sinh sản, tinh trùng buộc phải tham gia "bơi đua nước rút" về phía trứng. Chỉ con nhanh và mạnh nhất mới thành công kết hợp để tạo thành phôi. 

Tuy nhiên, sự thật có vẻ hoàn toàn ngược lại.

Sự lãng phí khủng khiếp

Ở phụ nữ khi đến tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ sản sinh ra khoảng 300.000 tế bào trứng. Nhưng trong suốt cuộc đời họ, chỉ có chừng 400 tế bào là phát triển thành trứng và rụng. Xét ra, tỉ lệ tế bào trứng chuyển hóa thành trứng rơi vào khoảng 0,13%.

99,87% tế bào trứng trọn đời vẫn chỉ là tế bào thôi.

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, khốc liệt và không phải càng nhiều càng tốt - Ảnh 1.

Ở đàn ông, ước tính trung bình một đời một người xuất khoảng... 2000 tỷ tinh trùng. Nếu 99,87% tế bào trứng chẳng bao giờ dùng đến ở phụ nữ là lãng phí, thì đây gọi là siêu lãng phí. Bởi vì chỉ 1/250 triệu tinh trùng (một lần xuất tinh trung bình) là có khả năng thành công chinh phục trọn vẹn "đường bơi". Tức là chỉ chiếm có 0,00000004%.

Cạnh tranh "khốc liệt" là thế, nhưng thực ra cuộc chiến giữa các tinh trùng lại êm đềm đến lạ.

Vô cùng thảnh thơi chứ chẳng gấp gáp gì

Thường thức sinh sản nói rằng, ngay khi "hạ cánh", toàn bộ tinh trùng liền gấp rút lao đầu vào cuộc bơi đua tốc độ về vị trí trứng rụng. Chỉ con nhanh nhất, khỏe nhất đến đích đầu tiên mới có cơ hội kết hợp với trứng, tạo thành phôi.

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, khốc liệt và không phải càng nhiều càng tốt - Ảnh 2.

Tuy nhiên, nghiên cứu sinh sản ở động vật có vú lại cho thấy tinh trùng được ống dẫn trứng và tử cung hỗ trợ di chuyển bằng cách co bóp, tạo lực đẩy. Động vật có vú có kích thước càng lớn thì độ dài của tinh trùng càng ngắn. Nhờ ngắn, chúng tiết kiệm được sức lực, thuận lợi vượt qua hệ thống sinh dục của con cái mà tiếp cận trứng.

Con người thực chất cũng là một động vật có vú. Mặc dù ngay khi vừa được giải phóng vào cơ thể nữ, toàn bộ tinh trùng đã phải đối mặt với môi trường acid thù địch, buộc phải chạy ngay vào cổ tử cung để thoát kiếp "chết mất xác". Song sự hấp tấp cũng chỉ đến đây thôi.

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, khốc liệt và không phải càng nhiều càng tốt - Ảnh 3.

Thành tử cung có rất nhiều hốc nhỏ, cho phép tinh trùng nghỉ ngơi thoải mái, chẳng phải đua làm gì

Trên thành cổ tử cung của bộ phận sinh dục nữ có rất nhiều "hang hốc" nhỏ, mỗi hang chứa được chừng 200.000 tinh trùng. Chúng có thể nhẩn nha nghỉ ngơi ở đó cả vài ngày, tính kế chán chê rồi mới tiếp tục bơi vào ổ dạ con.

Trong lòng dạ con, tinh trùng chuẩn bị cho cuộc bơi vượt chướng ngại khó khăn nhất. Chúng buộc phải ngược dòng lên ống dẫn trứng. Thường thì chỉ vài trăm con là thành công "leo" được tới vị trí cao nhất này.

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, khốc liệt và không phải càng nhiều càng tốt - Ảnh 4.

Tại ống dẫn trứng, tinh trùng đối mặt với chướng ngại cuối cùng là bề mặt dính dấp, dán chặt chúng vào thành ống. Đến đây thì đúng là con nào khỏe nhất, con ấy có khả năng "về đích" nhất.

Trước đây, người ta cứ tưởng tinh trùng chỉ có thể sống được khoảng 2 ngày trong hệ thống bộ phận sinh dục nữ. Thực tế thì chúng có thể sống được cả trên 10 ngày.

Số lượng là cần thiết, nhưng không phải càng nhiều càng tốt

Thường thức sinh sản cũng nói rằng, tinh trùng càng đông, càng khỏe thì cơ hội thụ tinh càng cao. Khảo sát thực tế còn cho thấy, nếu đàn ông chỉ có thể xuất dưới 100 triệu tinh trùng/lần, tỷ lệ mang thai của phụ nữ giảm.

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, khốc liệt và không phải càng nhiều càng tốt - Ảnh 5.

Không phải càng nhiều càng tốt

Nhưng kỳ thực thì nếu số lượng tinh trùng quá đông và khỏe cũng sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc. Bởi vì hệ thống cạm bẫy của bộ phận sinh dục nữ sẽ không thể khống chế nổi cục diện, cuối cùng để "xổng" nhiều hơn 1 tinh trùng lao vào trứng.

Trong trường hợp có 2 tinh trùng kết hợp với một trứng, Polyspermy (đa tinh trùng kết kết một trứng) sẽ xảy ra. Thay vì 1 trứng + 1 tinh trùng = 46 cặp nhiễm sắc thể giới tính, nó thành ra 1 trứng + 2 tinh trùng = 69 cặp, dẫn tới sảy thai hoặc tử vong sau khi sinh.

Tương tự với các trường hợp trên 2 tinh trùng kết hợp với 1 trứng. Chính vì thế mà khi thụ tinh nhân tạo, vì bơm trực tiếp tinh trùng vào tử cung nên người ta giới hạn trong khoảng 20 triệu đơn vị. Riêng thụ tinh ống nghiệm thì còn hạ xuống chỉ có 25 ngàn.

Và dù đàn ông xuất dưới 100 triệu tinh trùng/lần khiến tỉ lệ mang thai của phụ nữ giảm, nhưng trên 100 triệu/lần thì không vấn đề.

Tham khảo: Aeon

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại