Chuyện bi hài đầu xuân: Căn hầm "chống Tận thế" của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế

J.D |

Căn hầm được xây để "chống Tận thế" nhưng chẳng thể tồn tại được đến ngày đó. Và lý do thì... đoán xem? Lại là biến đổi khí hậu!

Tại bán đảo Svalbard của Na-Uy, gần khu vực băng giá vĩnh cửu tại Bắc Cực có một công trình hiết sức đặc biệt. Đó là căn hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV), bên trong chứa gần 2,2 triệu loại ngũ cốc, được xây dựng để bảo vệ và dự trữ nòi giống của các loài thực vật quan trọng nhất khi Tận thế xảy ra.

Chuyện bi hài đầu xuân: Căn hầm chống Tận thế của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế - Ảnh 1.

Toàn bộ hạt giống được trữ ở nhiệt độ -18°C, với mức tiếp xúc oxy tối thiểu nhằm làm chậm lại quá trình tấn công của thời gian. Nơi xây dựng căn hầm nằm ngoài tầm ảnh hưởng của chiến tranh, gần như không chịu ảnh hưởng từ thảm họa thiên nhiên, thậm chí nếu có thì nó cũng chống chọi lại những thảm họa ở cấp độ lớn.

Và nói tóm lại, đây là căn hầm dành cho ngày Tận thế, được xây dựng vì sự sống còn của nhân loại.

Chuyện bi hài đầu xuân: Căn hầm chống Tận thế của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế - Ảnh 2.

Thế nhưng mới đây, chính phủ Na-Uy đã đưa ra thông báo rằng kế hoạch cuối cùng của nhân loại đang có nguy cơ đổ bể, bởi bán đảo Svalbard đang chịu hậu quả nghiêm trọng từ quá trình biến đổi khí hậu.

Cụ thể, trong vòng 25 năm kế tiếp, nhiệt độ tại bán đảo này được dự kiến tăng khoảng 10°C với tốc độ Trái đất nóng lên hiện nay. Ngay cả trong trường hợp cắt giảm được khí nhà kính, nhiệt độ cũng sẽ tăng đến 7°C.

Nhiệt độ tăng ở một nơi như Svalbard dĩ nhiên chẳng phải là tin gì hay ho. Các lớp băng vĩnh cửu tại đây sẽ tan ra, khiến nền đất rắn xung quanh trở thành bùn, thải ra lượng lớn khí methane cùng CO2 vốn bị giam giữ từ lâu.

Chuyện bi hài đầu xuân: Căn hầm chống Tận thế của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế - Ảnh 3.
Chuyện bi hài đầu xuân: Căn hầm chống Tận thế của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế - Ảnh 4.

Hầm tận thế ngày ấy - bây giờ

 Và điều quan trọng nhất là cách đây vài năm, căn hầm SGSV của chúng ta đã từng bị ngập vì băng tan.

Chưa hết! Lượng mưa tại khu vực này cũng bắt đầu dày hơn, trong khi mùa đông ngày càng ngắn lại và khiến tần suất đất lở trở nên thường xuyên. Nếu so thời điểm hiện tại với chỉ 50 năm trước, các chuyên gia đều nhận thấy có sự thay đổi hết sức đáng kể.

"Nhiệt độ tại Svalbard đã tăng khoảng 3 - 5°C trong vòng 40 - 50 năm qua. Những năm gần đây, nó phải hứng chịu những trận mưa lớn ngay cả trong mùa đông. Các vịnh hẹp phía Tây thậm chí chẳng có nổi một tảng băng trong cả năm trời." - trích trong báo cáo nghiên cứu của chính phủ.

"Lớp băng vĩnh cửu đã ấm lên đáng kể, và tuyết lở ngày càng nhiều tại khu vực Longyearbyen."

Tất cả đã gây đe dọa lớn đến sự tồn tại của căn hầm Tận thế của nhân loại. Quả thực là một tình huống oái oăm, khi căn hầm dành cho Tận thế thậm chí không thể tồn tại đến thời điểm ấy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại