Nhiều người cho rằng có một giác quan thứ 6, nó có thể dự đoán được thời tiết hay “cảm giác” được một thứ tồi tệ sắp xảy ra.
Công nghệ đang giúp người khiếm thị “nhìn thấy” bằng âm thanh, cho phép người khiếm thính “nghe” thông qua những tiếng gõ nhẹ trên lưng và dạy cho bất cứ ai cảm ứng được hướng bắc. Và đó chỉ mới là khởi đầu.
Chúng ta không thể cảm nhận hết được những gì đang diễn ra xung quanh mình. Chúng ta không cảm nhận được sóng vô tuyến, tia X, tia hồng ngoại… Bởi vì chúng ta không có những giác quan sinh học để nhận biết chúng.
Điều đó có nghĩa là não của chúng ta chỉ hiển thị được một phần nhỏ của thế giới. Ở thế giới động vật, mỗi động vật khác nhau nhận biết phần khác nhau trong tính xác thực. Đó là phần nhỏ trong hệ sinh học mà chúng có thể nhận biết được.
Nhà thần kinh học David Eagleman gọi khái niệm này là “umwelt” – thế giới xung quanh. Công nghệ mở rộng thế giới xung quanh chúng ta và sẽ thay đổi trải nghiệm của con người.
Não của chúng ta không nghe, không thấy điều gì. Não của chúng ta bị “khóa” trong vòm “im lặng” và “bóng tối” của hộp sọ. Tất cả những gì nó thấy được là những tín hiệu điện hóa từ những đường truyền dữ liệu khác nhau.
Nhưng não đón nhận những tín hiệu này rồi rút ra cách thức và đặt ý nghĩa, kết nối tạo thế giới chủ quan cho chúng ta. Và đồng thời não chúng ta có được sự linh hoạt.
Ví dụ như khi một người bị mù, những chức năng vỏ não thị giác bị lấn át bởi những thứ khác như xúc giác, thính giác hay khả năng ngôn ngữ. Điều đó cho thấy tính mềm dẻo linh hoạt của thần kinh não.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các ý tưởng thay thế giác quan, đặc biệt là giúp đỡ những người thiếu giác quan. Nhà khoa học Paul Bach-y-Rita đã chuyển các dao động trên lưng của người khiếm thị thành một hình ảnh của một vật thể.
Ông cho người khiếm thị ngồi vào một chiếc ghế được lắp đặt một máy quay phim. Khi để một vật thể trước ống kính thì người ngồi sẽ có cảm giác bị gõ nhẹ ở sau lưng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature năm 1969.
Đến thời điểm hiện tại, tiến sĩ Giles Hamilton-Fletcher, một nhà nghiên cứu tại Đại học Sussex, đang làm việc trên một thiết bị thay thế giác quan có thể biến âm thanh thành hình ảnh tượng trưng vật thể.
Những tiến bộ trong công nghệ có ý nhĩa nhiều trong việc chúng ta có thể bắt đầu tận dụng lợi thế của tính mềm dẻo thần kinh để làm tăng thêm hoặc mở rộng các giác quan của chúng ta – sản xuất phần cứng như board Arduino có ý nghĩa như mục tiêu khoa học viễn tưởng hiện nay.
Nhà thần kinh học David Eagleman và các cộng sự của mình đã thành lập một start-up gọi là NeoSensory.
Đây là nơi hoạt động cho những phản hồi cảm giác từ người sử dụng một bộ phận giả. Thông thường người sử dụng bộ phận giả sẽ không nhận được phản hồi cảm giác như bộ phận bình thường. Nhưng việc sử dụng công nghệ cảm biến sẽ giúp cung cấp các thông tin phản hồi tới cơ thể.
Với trọng tâm là thay thế giác quan cho người khiếm thính. Eagleman và cộng sự đã nghiên cứu để tạo ra một chiếc áo vest với động cơ rung – chuyển ngôn từ nói vào mô hình.
Với một chút luyện tập, người dùng có thể hiểu được những từ gì đang được nói, với não của họ tiềm thức chuyển đổi các mô hình phức tạp vào ngôn ngữ.
Trong khi trọng tâm là giúp đỡ những người khiếm thính, đầu vào không cần phải là âm thanh – nó có thể là bất cứ thứ gì từ Twitter feeds tới dữ liệu thị trường chứng khoán hoặc thời tiết.
Cyborg Nest là một start-up tập trung vào các cyborg để tăng thêm giác quan. Được sáng lập bởi Harbisson được biết đến như một nghệ sĩ cyborg; Moon Ribas – người có một cấy ghép ở tay để cảm nhận được địa chất của hành tinh; và các cộng sự.
Trường hợp nghệ sĩ Neil Harbisson dựa vào tính mềm dẻo thần kinh rõ rệt của của não bộ, chúng ta có thể nghiên cứu những cách để giúp những người thiếu sót giác quan. anh bị mắc chứng mù màu bẩm sinh, khiến anh chỉ nhìn thấy thế giới qua hai màu trắng, đen.
Anh đã được đeo một mắt điện tử thông minh - “eyeborg”. Thiết bị này giúp thu nhận các tần số màu sắc qua một camera và chuyển chúng thành những dao động âm thanh để anh "nghe" được chúng.
Không những nhận biết được những màu sắc trong quang phổ nìn thấy được mà anh còn cảm nhận được ánh sáng trên quang phổ không thấy được bằng mắt thường – đó là tia hồng ngoại và cực tím.
North Sense của start-up Cyborg Nest là một phần nhỏ, rung nhẹ khi bạn đối mặt với phía bắc, khuyến khích não của bạn xây dựng một mô hình định hướng không gian.
Hai nhà đồng sáng lập khác Liviu Babitz và Steve Haworth, đã phát biểu trên WIRED từ Las Vegas, nơi họ tham gia Hiệp hội các Piercers chuyên nghiệp, để giới thiệu North Sense trong lần đầu tiên ra mắt công chúng.
Các công cụ North Sense được gắn vào da thông qua 2 thanh xỏ lỗ, làm cho nó là một bộ phận cấy ghép. Ở đây, tính thường trực của nó sẽ rất quan trọng bởi nếu không nó sẽ chỉ là một công cụ.
Giống như la bàn hoặc GPS khi gắn nó vào da của bạn có nghĩa là nó ở với bạn ở khắp mọi nơi. Sẽ mất vài tháng để xỏ lỗ cho tới khi lành vết thương trước khi bạn có thể bắt đầu cảm nhận sự rung.
Và sau đó một vài tháng trước khi bạn ngừng chú ý đến những tiến “buzz” và chỉ đơn giản bắt đầu để biết rằng bạn đang hướng về phía bắc. Mất khoảng vài tháng đối với não bộ để tạo ra các mạng lưới thần kinh mới để hiểu những gì bạn đang trải qua.
Một thập kỷ trước, Haworth gắn nam châm ở đầu ngón tay của mình để cảm nhận được từ trường. Cyborg Nes cũng đang làm việc trên những cách thức để cảm nhận môi trường, chẳng hạn như mức độ ô nhiễm hoặc mật độ đám đông.
Tuy nhiên có nhiều tranh cãi trong việc việc tạo thành một giác quan mới có thực sự hình thành một bản đồ tinh thần mới tốt hơn hay không. Hamilton-Fletcher lập luận rằng hệ thống chuyển đổi dữ liệu cho mẫu trên da của chúng ta là “sense-esque” – cảm giác tương tự, chứ không phải là cảm giác thật.
Nó không còn giống như một cảm giác, nó giống như đọc một dữ liệu. Tuy nhiên, Eagleman tin rằng dữ liệu diễn giải nhận được của anh miêu tả thêm một cảm giác như những gì nhìn thấy, ngửi thấy và nếm là từ bộ não của bạn. Không có gì khác hơn so với các tính hiệu giữa các tế bào thần kinh.
Điều gì xảy ra nếu chúng ta thêm quá nhiều giác quan – não của chúng ta sẽ bị “áp đảo”? Đó là điều chưa biết nhưng chúng ta có lẽ sẽ không thể chạm tới giới hạn vì não là rất lớn và có nhiều “phòng” để chứa tất cả các loại dữ liệu cảm biến.
Nếu điều này thành hiện thực chúng ta có thể cảm nhận được nhiều thứ từ những dữ liệu đa chiều xung quanh.
Tham khảo: Wired