Chất độc, nạn phá rừng và đường dây điện tăng lên đã đẩy số lượng chim ăn thịt châu Phi giảm 90% trong 40 năm qua.
Khả năng bay của một con đại bàng đang được phục hồi tại Trung tâm Soysambu Raptor sau khi được điều trị vết thương do tiếp đất trong cuộc chiến giành lãnh thổ tại môi trường sống Hồ Naivasha.
Kền kền Ruppells cực kỳ nguy cấp sưởi ấm nắng buổi sáng tại khu bảo tồn Naivasha. Tại đây, chim ăn thịt có thể ở lại chỉ từ vài ngày đến vài năm. Nhân viên thường xuyên đi khắp đất nước để giải cứu những con chim bị thương.
Một con kền kền tại Trung tâm Soysambu Raptor - Khu bảo tồn trong khu bảo tồn Soysambu là một trong số ít nơi chim săn mồi được an toàn.
Một con kền kền lưng trắng cực kỳ nguy cấp đang được chuẩn bị để chụp X-quang cánh của nó.
Con kền kền lưng trắng bị tổn thương do vết cắn của linh cẩu khi chen lấn tìm thực phẩm ở Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara.
Simon Thomsett, giám đốc Cơ quan bảo tồn chim ăn thịt ở Soysambu, kiểm tra kết quả chụp X-quang cánh của loài kền kền lưng trắng.
Kền kền và những loài ăn xác thối khác đã chết vì ăn xác vật nuôi. Chúng là nạn nhân của một tập tục được những người chăn nuôi gia súc áp dụng là tẩm độc xác chết động vật để ngăn chặn sư tử tiếp cận vật nuôi của họ.
Mwanzia tạo dáng cùng 'Helen' - Con đại bàng không thể bay do cánh bị hỏng và thị lực bị suy giảm sau khi bị dân làng ở quận lân cận bắt giữ.
Shiv Kapila, một trong những giám đốc của Tổ chức Chim săn mồi Kenya, huấn luyện 'Horrace', một con kền kền đực mà anh đang chăm sóc tại Trung tâm Naivasha.
Kapila kiểm tra 'Phil', một con cú đại bàng đốm châu Phi. Phá rừng và sự gia tăng của các đường dây điện trên khắp châu Phi gó phần gây tử vong cho các loài chim săn mồi.
Một con đại bàng chuẩn bị bay trong buổi tập phục hồi chức năng tại Trung tâm Soysambu Raptor.