Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - "Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được"

My Lê |

"Nếu cứ đo đếm giá cả của mọi thứ trên đời này thì bạn sẽ bỏ lỡ những điều thật sự quan trọng. Và trong trường hợp này, điều quan trọng là hội nghị thượng đỉnh đã được tổ chức..."

Đúng như phát biểu này của Thủ tướng Lý Hiển Long, cuộc gặp Trump - Kim tại Singapore năm 2018 đã đặt quốc gia nhỏ bé tại châu Á vào tâm điểm toàn cầu và mang tới lợi ích khó có thể tính toán rạch ròi.

Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được - Ảnh 1.

Cái bắt tay lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên năm 2018 đã cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào Singapore. Ảnh: TIME

Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được - Ảnh 2.

Tháng 6/2018, hơn 2.5000 phóng viên khắp thế giới đã có mặt tại Singapore để đưa tin về cái bắt tay lịch sử Trump – Kim, một bước ngoặt quan trọng nhằm phá băng mối quan hệ đối đầu căng thẳng bậc nhất thế giới, kéo dài nhiều thập kỷ.

Cái tên Singapore đồng loạt xuất hiện dày đặc trên tất cả các mặt báo lớn nhỏ khắp thế giới. Những hình ảnh về hoạt động bên lề của 2 nhà lãnh đạo cấp cao phủ khắp các mạng xã hội. Đó là lúc không chỉ công dân Mỹ, mà nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu đặt câu hỏi về Singapore.

Reuters ghi nhận, một ngày trước khi sự kiện chính thức diễn ra, chỉ riêng ở Mỹ, Singapore là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. "Singapore ở đâu", "múi giờ ở Singapore" luôn nằm trong danh sách được quan tâm hàng đầu suốt nhiều ngày.

Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được - Ảnh 3.

Cùng với tin tức về Thượng đỉnh Mỹ - Triều, tên tuổi và hình ảnh Singapore thường xuyên xuất hiện những vị trí quan trọng, bắt mắt trên khắp các mặt báo. Ảnh: USA Today

Nó phản ánh thực tế rằng Singapore vẫn là một cái tên rất xa lạ, nhưng cũng là "một lời nhắc nhở hết sức nghiêm túc với thế giới về sự thờ ơ với quốc gia này. Và việc trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu sẽ bằng cách nào đó khắc phục được vấn đề ấy", Chuyên gia cấp cao Nicholas Fang từ Viện Các vấn đề Quốc tế Singapore viết trên tờ Business Times.

Nếu quy ra chi phí, thì theo các chuyên gia về tiếp thị, đây rõ ràng là một món hời.

Ông Andrew Darling, CEO hãng truyền thông West Pier Ventures (Sinagapore) ước tính, để hình ảnh và thông tin được xuất hiện ở vị trí như vậy suốt vài ngày, Singapore có thể phải tốn tới 200 triệu đô la Sinagapore. Con số lớn gấp 10 lần tổng số tiền nước này đã chi để tổ chức sự kiện. 

Hãng truyền thông Na Uy Melwater thì ước tính, quốc đảo Đông Nam Á đã "kiếm" được hơn 700 triệu USD chỉ trong 3 ngày diễn ra Hội nghị nhờ du lịch, bán lẻ và truyền thông.

 "Ngành du lịch Singapore chắc chắn sẽ thu lời cực lớn. Tất cả những địa điểm có liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh đều có thể trở thành những điểm thăm quan mới", Phó Giáo sư Simon Chen, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Quốc tế (Khoa Khoa học Quốc tế, Đại học Hồng Kông thì dự đoán.

Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được - Ảnh 4.

Sự chú ý toàn cầu và mức doanh thu "khủng" chỉ trong vài ngày mới chỉ là bề nổi. Lợi ích lớn nhất mà Singapore nhận được là thứ trừu tượng hơn, nhưng quan trọng hơn nhiều. Nói như Thủ tướng Lý Hiển Long, "việc được lựa chọn nói lên nhiều điều về về mối quan hệ của Singapore với các bên, với Mỹ, với Triều Tiên; thể hiện vị thế của chúng ta trên trường quốc tế".

Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được - Ảnh 5.

Báo Singapore Channel News Asia chỉ ra, theo đuổi chính sách ngoại giao ôn hòa, đồng đều – làm bạn với tất cả, không thành kẻ thù của ai, nước này đã nhận về danh tiếng của một quốc gia trung gian trung thực, sẵn sàng nói lên sự thật khó bày tỏ, một cố vấn giá trị cho các cường quốc lớn hơn. Sự đền đáp này "khó có thể đong đếm giá trị cụ thể".

Sau sự kiện lịch sử, Singapore đã chứng minh được tính giá trị của chính sách ngoại giao thẳng thắn, trung lập, tập trung tăng cường quyền lực mềm, và theo các chuyên gia, sẽ trở thành ví dụ điển hình về tẩm ảnh hưởng vượt trội của một quốc gia nhỏ bé.

Ông Curtis Chin, cựu đại sứ của Mỹ tại Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá: "Singapore đã đúng trong cách xác định mối quan tâm của mình, nhưng cũng cố gắng trở thành nhân tố góp sức tích cực cho khu vực, và trong trường hợp này, là thế giới. Thượng đỉnh Trump - Kim một lần nữa khẳng định năng lực của Singapore - một quốc gia nhỏ nhưng hùng cường, có khả năng đóng góp vượt ngoài diện tích của mình".

Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được - Ảnh 6.

An ninh nghiêm ngặt bên ngoài khách sạn St Regis, nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dừng chân trong những ngày diễn ra Thượng đỉnh 2018 tại Singapore. Ảnh: VOANews

Chưa nói tới vị thế toàn cầu được nâng cao, chỉ trong mắt những người trong cuộc, Singapore đã thành công trong việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Sự kiện đã giúp Singapore có được "phần nào sự tin tưởng rất giá trị từ chính phủ của Donald Trump, trong bối cảnh các quốc gia Đông Nam Á đang phải cạnh tranh với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để dành sự chú ý. Và cả hình ảnh về một đối tác an ninh thân thiết, thay vì chỉ là đồng minh hiệp ước nữa", giáo sư Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện tham vấn chính sách Lowy chỉ ra.  

Về lâu dài, theo Đại sứ lưu động Singapore Ong Keng Yong, Singapore cũng đứng trước cơ hội về hợp tác thương mại với Triều Tiên. Khó có thể nói chính xác khi nào thì mối quan hệ song phương này mới có thể khởi sắc, khi mà các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt lên Bình Nhưỡng chưa được dỡ bỏ, song kinh nghiệm tiếp xúc sẽ trở thành lợi thế ở một thị trường chưa nhiều người khai phá.

Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được - Ảnh 7.

Giáo sư luật học Eugene Tan tại Đại học Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, ngoài an ninh công cộng tốt và và năng lực ngoại giao của chính phủ thì khả năng thiết lập và duy trì trật tự nhanh chóng là yếu tố chủ chốt để Singapore được cả Mỹ và Triều Tiên thống nhất lựa chọn.

Cuộc gặp giữa 2 chính khách luôn được "săn đón" hàng đầu diễn ra suôn sẻ đã củng cố hình ảnh quốc đảo an toàn và đáng tin cậy. Dù cho kết quả của cuộc gặp mặt Trump – Kim có đi tới đâu, thì Singapore đã có cơ hội tuyệt vời để giới thiệu được tới cánh truyền thông và toàn bộ thế giới hệ thống giao thông đẳng cấp, đô thị sạch đẹp, an ninh công cộng vượt trội cũng như chất lượng dịch vụ và viễn thông.

Đại sứ lưu động Ong Keng Yong nhận định: "Các quốc gia và những nhà lãnh đạo nước ngoài quan tâm tới Singapore đã biết nước này có thể và không thể làm gì. Chẳng có gì phải nghi ngờ, Hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim đã chứng minh năng lực của chúng tôi. Singapore thích hợp với vai trò một điểm đến quan trọng trên thế giới về chính trị, kinh tế và phát triển con người – điều đó đã được tái khẳng định và củng cố mạnh mẽ hơn".

Phó Giáo sư Simon Shen khẳng định: "Cơ hội hiếm có như vậy là điều mà Dubai, Doha, Hồng Kông và Thượng Hải dù sẵn sàng chi bao nhiêu đi nữa cũng khó có được. Rồi sẽ có ngày càng nhiều các sự kiện quốc tế quan trọng sẽ diễn ra ở Singapore sau hội nghị thượng định Trump – Kim", Chính điều này, theo ông, cũng là cách "nâng cao vị thế quốc gia" và "mang tới rất nhiều cơ hội đầu tư lớn".

"Khi sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt hơn, giá trị của một lần được giới thiệu mình như là một điểm đến an toàn, đáng tin cậy và ổn định cho các cuộc đàm phán có thể trở nên vô giá". Nicholas Fang, Giám đốc Các vấn đề quốc tế và an ninh từ Viện Các vấn đề Quốc tế Singapore, tiếp lời.  

Chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Cơ hội Dubai, Thượng Hải chi bao nhiêu cũng không có được - Ảnh 8.

Về phần mình, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh: "Tôi nghĩ người Singapore nên tự hào. Tự hào vì chúng ta đã được chọn, bởi họ biết chúng ta trung lập, trung thực, đáng tin cậy và an toàn".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại