Chú chó này bị rọ mõm ngay cả khi đi vào rừng sâu, lý do bất ngờ: Tìm 'kim cương' ẩm thực!

Hoa Hướng Dương |

Tại sao chúng lại bị rọ mõm dù đây không phải là nơi công cộng.

Một chú chó bị rọ mõm nhưng không phải để chuẩn bị được chủ dẫn đi dạo ở nơi công cộng mà thay vào đó, chú chó sẽ được đi vào... rừng để thực hiện một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Liệu bạn có thể đoán ra công việc sắp tới của nó?

Chú chó này bị rọ mõm ngay cả khi đi vào rừng sâu, lý do bất ngờ: Tìm kim cương ẩm thực! - Ảnh 1.

Tại sao chú chó lại bị rọ mõm khi vào rừng? Ảnh: Twitter

Săn lùng 'kim cương' ẩm thực

Lý do khiến chú chó bị rọ mõm là vì nó sẽ phải đi tìm một thứ vô cùng giá trị, thậm chí đắt hơn vàng và được ví là 'viên kim cương' trong giới ẩm thực. Thứ này thường được tìm thấy trong các khu rừng sồi và nằm sâu dưới mặt đất: Nấm cục Truffle!

Nấm cục được mệnh danh là vua của các loại nấm vì giá trị dinh dưỡng, hương vị đặc biệt của chúng. Trong nấm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin quan trọng cho cơ thể như carbs, protein, chất xơ, axit béo không bão hòa và bão hòa, vitamin C, D, B12, chất khoáng...

Chú chó này bị rọ mõm ngay cả khi đi vào rừng sâu, lý do bất ngờ: Tìm kim cương ẩm thực! - Ảnh 2.

Nấm cục thường xuất hiện trong các phiên đấu giá. Ảnh: Most Rarest And Expensive Foods In The World

Cây nấm cục lớn nhất thế giới nặng khoảng 2kg đã được bán đấu giá với giá lên tới 61.000 USD (khoảng 1,4 tỷ đồng) tại phiên đấu giá Sotheby tổ chức ở New York, Mỹ năm 2014. Năm 2017, giá mỗi kilogram nấm đã tương đương mức giá khởi điểm chiếc Sedan Mercedes Benz-S-Class 2018.

Chính vì thế, việc săn lùng nấm cục như săn lùng vàng đã trở thành một công việc mang lại lợi nhuận siêu khủng. Tất nhiên, việc tìm kiếm này cũng khó như đào vàng vì nấm cục mọc ở sâu bên dưới mặt đất.

Thực chất, nấm cục là một loại đậu quả của một loại nấm ascomycete cộng sinh với các loại cây như cây sồi, dẻ, cây lá kim... Chúng sẽ quan hệ chặt chẽ với rễ của các cây này để phát triển và được đưa lên mặt đất để phát tán bào tử khi động vật đào bới và ăn chúng.

Chú chó này bị rọ mõm ngay cả khi đi vào rừng sâu, lý do bất ngờ: Tìm kim cương ẩm thực! - Ảnh 3.

Mối quan hệ công sinh giữa nấm cục và rễ cây. Ảnh biên tập: Thành Luân

Mối quan hệ cộng sinh giữa nấm cục và rễ cây được gọi là Mycorrhizae (nấm cộng sinh rễ), trong đó nấm sẽ tạo điều kiện cho nước và chất dinh dưỡng hấp thụ trong cây, đổi lại cây sẽ cung cấp axit amin và carbohydrate cho cây nấm.

Đó cũng chính là lý do mà nấm cục rất khó phát hiện và nằm sâu dưới lớp rễ cây và điều kiện cần để tìm thấy chúng là bên dưới các gốc cây. Nói cách khác nếu không có cây thì cũng sẽ không có nấm cục.

Nấm cục lần đầu tiên được nhắc đến là trong các bản thảo chữ khắc của thời kỳ Neo-Sumer (cuối thiên niên kỷ 4 cho đến hết thiên niên kỷ 3 TCN) - một trong những nền văn minh đầu tiên của nhân loại.

Dựa theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nấm cục còn xuất hiện trước cả loài người, vào khoảng 360 đến 280 triệu năm trước (theo trang Trufflespecialty). Kể từ xa xưa thì con người đã biết sử dụng nấm cục trong ẩm thực và chữa bệnh.

Có hai loại nấm cục được ưa chuộng và có giá trị cao nhất, đó là nấm cục trắng (Tên khoa học: Tuber Magnatum Pico) và nấm cục đen (Tuber Melanosporum Vitt.), ngoài ra còn có nấm cục đen mùa hè (Tuber Aestivum Vitt.) và nấm cục đen mùa đông (Tuber Brumale Vitt.)...

Chú chó này bị rọ mõm ngay cả khi đi vào rừng sâu, lý do bất ngờ: Tìm kim cương ẩm thực! - Ảnh 5.

Lợn săn nấm cục. Ảnh: WorthPoint

Chó được thay thế lợn để tìm nấm cục

Trong các loại nấm kể trên thì nấm cục trắng có giá trị hơn cả và được săn lùng ráo riết nhất, người ta thường sử dụng lợn để tìm kiếm nấm cục vì chúng có khứu giác đặc biệt nhạy bén với loại nấm này.

Con người đã biết sử dụng phương pháp săn nấm cục này từ thời Đế chế La Mã. Phương pháp này còn được áp dụng vào thời kỳ Phục Hưng và cho đến tận ngày nay. Vào năm 1875, giá của lợn săn nấm cục còn lên đến 200 franc.

Ngay nay người ta sử dụng cả chó săn nấm cục - truffle hound (là bất cứ loại chó nào được huấn luyện để tìm nấm cục) để thay thế cho lợn - tuy nhiên khả năng tìm kiếm nấm cục của chó vẫn kém hơn lợn rất nhiều.

Chú chó này bị rọ mõm ngay cả khi đi vào rừng sâu, lý do bất ngờ: Tìm kim cương ẩm thực! - Ảnh 6.
Chú chó này bị rọ mõm ngay cả khi đi vào rừng sâu, lý do bất ngờ: Tìm kim cương ẩm thực! - Ảnh 7.

Chó săn nấm cục. Ảnh: Pinterest

Lý do cho sự thay thế này chính là vì lợn thường sẽ rất phàm ăn và sẽ ăn ngay nấm cục khi tìm thấy; trong khi đó chó sẽ dễ nghe lời và huấn luyện hơn, có khả năng đào bới tốt hơn và chúng cũng không mấy hứng thú với món nấm cục này như lợn.

Một con chó Lagotto Romagnolo giống Ý được huấn luyện để tìm nấm cục có thể có giá lên đến 10.000 đô la (gần 230 triệu VNĐ). Mặc dù vậy chó có thể vô tình cắn hay làm tổn thương cây nấm cục khi đào bới nên một giải pháp được đưa ra chính là rọ mõm của chúng lại.

Nếu một cây nấm cục bị sứt mẻ thì tất nhiên giá trị của chúng cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều, chính vì thế người ta sẽ rọ mõm của chúng khi bắt đầu quá trình săn lùng nấm cục trong rừng, đây chính là đáp án cho câu hỏi đã được nêu ra ở đầu bài viết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại