Tại sao tên thật của Captain America lại là "Steve Roger"? - chỉ fan đích thực mới biết!

Trang Ly |

Không ngẫu nhiên mà người ta lại đặt tên cho siêu anh hùng Captain America là Steve Roger!

Cùng lật mở vấn đề qua...

Câu chuyện lịch sử đằng sau thuật ngữ "Roger that"

Ngày 17/12/1903 trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử hàng không thế giới khi chuyến bay đầu tiên của nhân loại được anh em người Mỹ là Orville Wright và Wilbur Wright thực hiện thành công tại ngọn đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ.

Chiếc máy bay đi vào lịch sử ấy chính là Flyer I, có khối lượng 300kg, sải cánh 12m và trang bị động cơ xăng 12 mã lực.

Sự cải tiến của máy bay phát triển như một lẽ tất yếu của lịch sử. Càng về sau, việc chế tạo máy bay càng được đẩy mạnh: Trong Thế chiến I, Sopwith Camel là chiếc tiêm kích một chỗ ngồi nổi tiếng nhất giai đoạn 1914 - 1918. Đến Thế chiến II, máy bay đã trở thành "át chủ bài" cho các quốc gia phô diễn sức mạnh không quân của mình. Đây cũng là thời kỳ, máy bay được trang bị một loạt các thiết bị phụ trợ khác như radio liên lạc, các hệ vũ khí: súng máy, pháo, bom, đạn các loại.

Một trong những yếu tố sống còn trong an toàn bay của phi công và sở chỉ huy dưới mặt đất chính là việc liên lạc/trao đổi thông tin qua lại với nhau. Bởi mọi thông tin mà phi công có thể nhận được hoặc chia sẻ chỉ huy mặt đất trở nên rất quan trọng, và trong nhiều tình huống, có thể cứu mạng của phi công.

Tại sao tên thật của Captain America lại là Steve Roger? - chỉ fan đích thực mới biết! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nếu xét kỹ thuật từ thời của những năm thế kỷ 20, việc liên lạc với phi công là một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất. Người ta đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp hỗ trợ như pháo hiệu hoặc ra hiệu bằng tay...

Hệ thống điện tín sử dụng mã hóa Morse (gọi đơn giản là Mã Morse) lần đầu tiên được đưa ra ngày 6/1/1838 về sau cũng được giới phi công chuyên dùng.

Tuy nhiển, mã Morse lại không phát huy được hiệu quả khi giới phi công thực hiện nhiệm vụ bay vào ban đêm. Điều này tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của bộ đàm trong liên lạc không quân.

Roger that - Biểu tượng của người lính mẫu mực

Một trong những cụm từ thông dụng nhất của phi công chính là "Roger that" (hoặc ngắn gọn "Roger", viết tắt là "R").

"Roger", là từ thay thế cho chữ cái "R", trước đây viết tắt cho từ "Received" (đã nhận được), với ý nghĩa: Người phi công xác nhận họ đã nhận (hoặc đã rõ) lệnh/chỉ dẫn/thông điệp từ chỉ huy. (Ban đầu, "Roger" còn có sắc thái là chia sẻ thông tin từ các đơn vị đồng cấp. Về sau, nó được hiểu thông dụng là "hồi đáp mệnh lệnh từ cấp trên").

Vậy, tại sao người ta không dùng luôn chữ "Received" thay vì "Roger"? Và tại sao trong giới phi công, từ này lại thông dụng?

Năm 1927, Liên minh Điện báo Quốc tế phát hành bảng hệ thống đánh vần chữ cái trên điện đài - International Radiotelephony Spelling Alphabet), trong đó từ "Roger" (một danh từ riêng) được gán với ý nghĩa là "Received".

Trong giới quân đội, việc liên lạc qua radio là điều không thể thiếu trong khi tác chiến giữa các đơn vị. Tuy nhiên, do 2 nguyên nhân: 1 là tín hiệu radio nhiều khi bị nhiễu; 2 là không phải thành viên đơn vị tác chiến nào cũng biết tiếng Anh nên việc hình thành hệ thống chữ cái trên điện đàm là điều hết sức quan trọng.

Tại sao tên thật của Captain America lại là Steve Roger? - chỉ fan đích thực mới biết! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Để tránh bị hiểu nhầm lệnh qua radio, hệ thống chữ cái này không "bắt" các đơn vị phát âm các chữ cái đơn âm nữa mà ứng nó với những danh từ dễ nghe, đa âm tiết.

Ví dụ chữ cái "A" hoặc "H", nếu xét dưới cách phát âm trong tiếng Anh thì hai chữ cái này gần giống nhau (A phát âm là /eI/ - H phát âm là /eɪtʃ/). Nếu thêm tín hiệu không rõ thì việc hiểu nhầm lệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, khi gán từ A với Alpha, H với Hotel thì các đơn vị có thể hiểu đúng được mật lệnh.

Chiếu theo ý nghĩa đó, từ "Received" trong tiếng Anh được gán với chữ "Roger" (viết tắt là R). Về sau, "R" được gán với danh từ chỉ tên người "Romeo". Tuy nhiên, trong Thế chiến II, "Roger" đã trở thành một phần không thể thiếu của không quân quốc tế. Quân đội nhiều nước sử dụng từ này thường xuyên trong chiến tranh.

Mặc dù chữ "R" bị thay bằng "Romeo" năm 1957 nhưng từ đó đến nay "Roger" vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó!

Ngày nay, "Roger" vượt ra khỏi giá trị của thuật ngữ, để trở thành "biểu tượng" của quân đội, thể hiện ý chí phục tùng mệnh lệnh của người lính từ cấp trên.

Có lẽ, đó là lý do vì sao trong game "CF - CrossFire" (Đột Kích) game thủ rất hay nghe cụm từ "Roger" hoặc "Roger that" (Đại từ chỉ định "That" mang ý nghĩa nhấn mạnh sự phục tùng).

Nếu để ý, bạn sẽ hiểu vì sao tên thật của nhân vật Captain America lại là "Steve Roger". Với việc đặt họ "Roger", người ta muốn nhấn mạnh anh là hình mẫu người lính mẫu mực, tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh cấp trên.

Tại sao tên thật của Captain America lại là Steve Roger? - chỉ fan đích thực mới biết! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Sau đây là bảng từ sử dụng trên điện đàm mà qquân đội Anh và Mỹ sử dụng trong Thế chiến II:

"Able, Baker, Charlie, Dog, Easy, Fox, George, How, Item, Jig, King, Love, Mike, Nan, Oboe, Peter, Queen, Roger, Sugar, Tare, Uncle, Victor, William, X-ray, Yoke, Zebra."

Còn đây là bảng từ mà quân đội ngày nay sử dụng:

"Alpha, Bravo, Charlie, Delta, Echo, Foxtrot, Golf, Hotel, India, Juliet, Kilo, Lima, Mike, November, Oscar, Papa, Quebec, Romeo, Sierra, Tango, Uniform, Victor, Whiskey, X-Ray, Yankee, Zulu."


Bài viết sử dụng nguồn: Thevintagenews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại