Bài Tây có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta vì là trò chơi vô cùng phổ biến khắp thế giới. Không chỉ là trò tiêu khiển, những quân bài hay chất bài còn mang trong nó những bí ẩn về lịch sử và biến động chính trị, tôn giáo.
Vậy hãy cùng khám phá những điều thú vị ẩn chứa bên trong những lá bài đầy ma thuật này nào!
Không chỉ là bộ bài giải trí, bài Tây còn mang cả giá trị lịch sử ẩn chứa bên trong
4 chất bài ban đầu đại diện cho 4 giai cấp thời Trung Cổ. Ảnh Internet.
Xuất hiện vào khoảng thế kỷ 12 với 4 "chất" ban đầu là tim, chuông, lá và quả sồi nhưng chưa mang ý nghĩa đặc biệt gì. Nhưng đến thời kỳ hậu Trung Cổ, với hàng loạt biến động lớn về cả chính trị và xã hội. Bộ bài đã không còn đơn thuần là thứ để giải trí nữa.
Bộ bài thay đổi tính chất của các quân bài với 4 hình ảnh đặc trưng thời phong kiến là tiền, cốc, kiếm và gậy nhằm thể hiện sự phân chia giai cấp lúc bấy giờ.
Cụ thể, 4 chất bài thể hiện sự phân chia 4 giai cấp chính khi đó là tiền đại diện cho tầng lớp thương nhân, cốc đại diện cho nhà thờ, kiếm là biểu tượng của giới quân sự, còn gậy chính là tầng lớp thấp kém nông dân.
Những quân bài cao nhất là K (King - vua), Q (Queen - Hoàng hậu) và J tượng trưng cho người hầu.
Khi tới thời kỳ Phục Hưng sau này, khi tư tưởng con người được mở rộng hơn, cái đẹp được đề cao trong văn hóa và nghệ thuật mà tiêu biểu là phong trào Phục Hưng nổi tiếng.
Những lá bài cũng thay đổi chất và cả ý nghĩa của mình, gần giống với ngày nay là tim, cơ, cánh chuồn, ngọn giáo.
Trong đó, Cơ chính là trái tim, thể hiện tâm hồn cao thượng, thanh cao, chất Rô biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực, chất Chuồn đại diện cho nông dân, còn chất Bích khi đó mang ý nghĩa rất mơ hồ (nhiều người cho rằng đó là ngọn giáo, mác - vũ khí phổ biến lúc đó).
Bộ bài mang trong mình cả dấu ấn lịch sử. Ảnh Internet.
Những quân bài cũng không còn chỉ là đại diện chung chung mà đã gắn với một nhân vật lịch sử cụ thể có thật. Già Cơ chính là nhân vật lịch sử nổi tiếng Hoàng Đế Charlemagne (747-814), còn Đầm Cơ là nữ anh hùng Judith (người giúp giải thoát dân tộc Judeé khỏi ách bạo tàn của người Assyrien).
Còn quân J Cơ là La Hire (1390-1443) một nhân vật thân cận của nữ anh hùng Joan d’Arc. Quân bài Q Bích cũng đại diện cho một nữ nhân vật lịch sử nhưng danh tính vẫn là một bí ẩn tới ngày nay, theo đó, một số người cho rằng nó đại diện cho vị Hoàng Hậu "bí ẩn" của Pháp.
Quân 9 Rô là công tước Cumberland (1721-1765), là người đã ra lệnh tàn sát các tù binh sau trận chiến Culloden (1746), do đó quân 9 Rô thường bị xem là quân bài không may mắn, hay quân bài "tai họa".
Một quân bài vô cùng đặc biệt trong bộ bài này đó chính là quân Át Bích vì nó được xem là quân bài ẩn chưa sức mạnh vượt qua cả những quân bài như K hay J vì 1 nghĩa là nhà vô địch là đại diện của sức mạnh tối cao và quyền lực.
Do đó, nó được in hình to hơn trong số 4 quân bài Át khác.
Tại sao bộ bài Tây có 52 lá?
Biến hóa của bộ bài cũng thể hiện sự biến hóa của đất trời. Ảnh Internet.
Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà 52 lá bài cũng chính là 52 tuần trong năm, 12 lá bài đầu người cũng tương ứng với 12 tháng trong năm.
Bốn chất trong một bộ bài lại tương ứng với 4 mùa trong năm, và có 13 lá bài cùng chất trong bộ bài hay ứng với tổng số tuần mỗi mùa.
Hai quân bài (thường ít được sử dụng) là 2 cây Phăng - teo (Joker) đại diện cho Mặt Trăng và Mặt Trời.
Một điều thú vị nữa là khi cộng số điểm ứng với mỗi quân bài (trong đó quân J là 11, quân Q là 12 và quân K là 13, Joker là 1) thì bạn sẽ có tổng 53 quân bài là 365 (số ngày trong năm thường) và khi cộng tất cả các lá (kể cả 2 quân Joker) thì sẽ ra số ngày trong năm nhuận (366).
Như vậy, sự biến hóa của bộ bài cũng thể hiện sự thay đổi của 4 mùa trong một năm và những lá bài đại diện cho chính con người. Hai màu sắc đen và đỏ xuất hiện chủ yếu cũng đại diện cho nam (đen) và nữ (đỏ).
Tham khảo nhiều nguồn