Theo các chuyên gia, hiện có khoảng 3.400 – 3.500 loài rắn đã được thế giới biết đến, trong đó có khoảng 725 loài rắn độc (bao gồm cả rắn biển).
Trong số này, có khoảng 250 loài rắn có nọc độc cực mạnh gồm các loài thuộc họ rắn hổ, rắn lục, rắn chuông và rắn biển.
Trong thời gian gần đây, có nhiều YouTuber thực hiện video cho nọc độc rắn Russell vào máu của con người và nhận được những kết quả kinh ngạc.
Video: Lấy nọc độc của rắn
Một cảnh lấy nọc độc rắn.
Theo video được Bussiness Insider đăng tải hôm 13/10, khi trộn nọc độc rắn Russell với một lượng rất nhỏ vào trong cốc thủy tinh chứa máu người, lập tức cốc máu đã đông quánh lại.
Đây là một trong những cách phá hủy hệ tuần hoàn đặc biệt của loài rắn độc này.
Nọc độc cực mạnh của nó sẽ giết con người nếu để chúng tiếp xúc vào máu
Trong khi nhiều loài rắn khác khiến nạn nhân bị rối loạn đông máu, gây chảy máu trong, thì rắn độc Russell lại khiến máu người trở nên vón cục lại, phá hủy tuyến yên - cơ quan tiết hormone ở người.
Nó khiến cho nạn nhân mắc hội chứng "trẻ hóa" đau khổ, mất đi ham muốn tình dục, rụng lông trên cơ thể và rối loạn nhận thức.
Tuy nhiên, điều kinh khủng đấy sẽ không xảy ra nếu chúng ta uống nọc độc của rắn, hoặc thậm chí nuốt một con nhện độc.
Nọc độc rắn chỉ gây hại sẽ được tiếp xúc với máu
Nọc độc rắn, nhện... nói chung đều là protein và rất độc khi đi thẳng vào mạch máu. Nhưng do bản chất là protein nên dễ dàng bị phá vỡ cấu trúc bởi Acids và Enzyme trong dịch vị (dạ dày).
Nhưng trong trường hợp đường tiêu hóa của bạn có vết thương chảy máu, thì nọc độc của rắn lập tức ngắm vào máu và phá vỡ tế nào.
Nọc của cóc và đa số thực vật thì ngược lại, có bản chất là Alkaloid nên đi vào cơ thể người bằng đường uống hay đường tiêm điều gây hại cho cơ thể.