Chiêu lừa tuyển lao động dịp Tết: Từ gấp lì xì đến tương tác bán hàng, thu âm…

Ban Thời sự |

Ngoài việc tiền mất tật mang, những đối tượng lừa đảo có thể sẽ dẫn dắt và lôi kéo người lao động thanh toán các đơn hàng ảo, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Bị lừa từ những dòng tuyển dụng trên mạng

Dịp cận Tết, trên các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp các bài đăng tuyển người lao động làm việc thời vụ với lời hứa hẹn: việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà, không phải cọc tiền…; những công việc như gấp lì xì, cộng tác viên tăng tương tác bán hàng, dịch thuật hay lồng tiếng thu âm cho các chương trình cuối năm… Nếu bạn có đang quan tâm đến những dòng tuyển dụng này thì cần hết sức cẩn trọng vì đây có thể là một chiêu trò lừa đảo trực tuyến.

"Tuyển người gấp lì xì - 2.500 đồng 1 chiếc; không cần cọc, làm việc tại nhà, không mất phí chuyển hàng". Đây là thông tin trong nhiều bài đăng xuất hiện trên mạng xã hội 1 tháng trở lại đây. Bài viết thu hút nhiều người quan tâm, đặc biệt là người dùng có thời gian rảnh dịp cận Tết. Thế nhưng, thực tế trao đổi nội dung công việc lại không trùng khớp.

Chiêu lừa tuyển lao động dịp Tết: Từ gấp lì xì đến tương tác bán hàng, thu âm…- Ảnh 1.

Hàng loạt bài đăng tuyển người lao động làm việc thời vụ với những lời hứa hẹn việc nhẹ lương cao

Chiêu lừa tuyển lao động dịp Tết: Từ gấp lì xì đến tương tác bán hàng, thu âm…- Ảnh 2.

Chiêu lừa tuyển lao động dịp Tết: Từ gấp lì xì đến tương tác bán hàng, thu âm…- Ảnh 3.

Chiêu lừa tuyển lao động dịp Tết: Từ gấp lì xì đến tương tác bán hàng, thu âm…- Ảnh 4.

"Họ yêu cầu em cọc 50.000 đồng chuyển khoản để đi đơn hàng. Nhưng khi em chuyển xong thì họ lại yêu cầu chuyển thêm 50.000 đồng nữa. Nhưng khi em nói là em không muốn làm nữa, gửi số tài khoản để họ chuyển khoản lại thì họ chặn em luôn" – một bạn trẻ bị lừa đảo nói.

Không chỉ thực tế không như nội dung tuyển dụng, nhiều người dùng khi tìm việc lại được giới thiệu một công việc hoàn toàn khác. Các đối tượng sẽ dẫn dắt người dùng tham gia các hội nhóm kiếm tiền trực tuyến trên zalo và telegram.

Chiêu lừa tuyển lao động dịp Tết: Từ gấp lì xì đến tương tác bán hàng, thu âm…- Ảnh 5.

Tương tự, thực tế khảo sát các bài đăng tuyển dụng người chốt đơn trực tuyến, mẫu chụp áo dài Tết hay người nhập mã sản phẩm cho các nhãn hàng… khi trao đổi đều được hướng đến công việc hoàn toàn khác. Và nếu mất cảnh giác, tiếp tục làm theo hướng dẫn của các đối tượng trên mạng, người dùng có thể trở thành nạn nhân. Tin vào bài đăng tuyển người thu âm, lồng tiếng, nạn nhân thực hiện việc chuyển tiền tương tác nhận hoa hồng.

Thủ đoạn lừa đảo là biến người dùng trở thành CTV chuyển tiền ăn hoa hồng trực tuyến. Các nhiệm vụ diễn ra liên tiếp, nhanh chóng khiến nạn nhân có tâm lý kiếm tiền không khó. Thế nhưng, khi đến nhiệm vụ với số tiền đủ lớn, ứng viên sẽ không còn được hoàn tiền.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, có tới gần 16.000 trường hợp bị lừa đảo trên mạng internet được ghi nhận.

Cần cẩn trọng khi đi xin việc

Nhu cầu việc làm thời vụ Tết không chỉ xuất phát từ người lao động mà các doanh nghiệp cũng rất quan tâm. Bởi dịp này người lao động muốn nghỉ về quê trong khi khối lượng công việc còn rất nhiều. Năm nay, bài toán khó này đã có hướng giải quyết mới với phiên giao dịch việc làm thời vụ.

Tại một sàn việc làm ở TP Hồ Chí Minh với 7 điểm tổ chức đồng loạt, đã có 56 doanh nghiệp mang đến khoảng 6.200 vị trí việc làm thời vụ mùa tết. Điều đáng nói là dù số lượng khá lớn nhưng những doanh nghiệp và vị trí việc làm ở đây có độ tin cậy rất cao.

Ngoài tuyển dụng trực tiếp tại chỗ, hình thức tuyển dụng trực tuyến cũng được áp dụng. Thế nhưng tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội, số người tìm đến và tham gia ứng tuyển qua hình thức này lại khá ít.

Hiệu quả của sàn giao dịch thời vụ là rất đáng ghi nhận nhưng việc quảng bá loại hình chính thống này có lẽ chưa đạt tới đúng vị thế của nó trong thị trường lao động.

Ngoài việc tiền mất tật mang, những đối tượng lừa đảo việc làm thời vụ có thể sẽ dẫn dắt và lôi kéo người lao động làm những công việc thanh toán các đơn hàng ảo hay biến tướng đa cấp thậm chí là vi phạm pháp luật.

Để tránh sập bẫy lừa đảo, người dân cần cẩn trọng khi đi xin việc. Khi vào website tìm việc, mọi người nên chú ý đến phần mô tả công việc phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể mức lương, công việc, địa chỉ công ty, năm thành lập.

Cơ quan công an cũng khuyến cáo nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tháng cuối năm xưa vẫn được các cụ gọi là tháng củ mật nhưng hiện nay những hành vi vi phạm không chỉ có trộm cắp mà lừa đảo cũng gia tăng.

Cùng trao đổi chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở Lao động TB&XH Hà Nội.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại