Chiến dịch kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc tại Ấn Độ có tính khả thi?

Xuân Hương |

Nhiều người Ấn Độ đang kêu gọi tẩy chay hàng hoá Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang.

Trong những tuần qua, quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng bên dọc đường biên tranh chấp bấy lâu giữa hai nước khi Ấn Độ đơn phương triển khai xây dựng con đường chiến lược tại Thung lũng Galwan thuộc Ladakh để nối liền khu vực này tới đường băng nằm gần Bắc Kinh.

Gần đây, các nhà lãnh đạo quân sự hai bên Ấn Độ và Trung Quốc đã gặp gỡ để giải quyết sự đối đầu căng thẳng bên dọc đường biên Himalaya nơi hàng ngàn quân lính hai bên đang đối đầu.

Ấn Độ và Trung Quốc cung cấp ít ỏi thông tin chính thức về tranh chấp này, song New Delhi cho biết đụng độ đă bắt đầu xảy ra vào đầu tháng 5 qua khi các nhóm lính Trung Quốc tiến sâu hơn vào lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ tại ba địa điểm ở vùng Ladakh và tiến hành dựng lều trại và trương biểu ngữ. Ấn Độ cũng đã điều động hàng ngàn lính đến khu vực tranh chấp này. Theo các quan chức Ấn Độ, binh lính Trung Quốc tảng lờ những lời khuyến cáo phải di rời và gây chiến bằng các cuộc ẩu đả và ném gạch đá.

Trên trang web của mình, cựu sỹ quan quân đội Ấn Độ, Ạjai Shukla, đã viết: “Hành động lấn sâu vào thung lũng Sông Galwan Trung Quốc mở ra một chương mới đáng lo ngại”.

Sau khi có những báo cáo về đụng độ giữa quân lính Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng tại Ladakh, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia kêu gọi công dân của mình giảm sự lệ thuộc vào hàng ngoại nhập và nên tự chủ.

Tranh chấp căng thẳng cùng với thông điệp của ông Modi dường như đã nối lại một loạt các chiến dịch tẩy chay Trung Quốc trên khắp đất nước Ấn Độ, trong khi các diễn đàn truyền thông Ấn Độ tiếp tục “đổ dầu vào lửa”.

Quan hệ căng thẳng Trung - Ấn kéo dài hàng thế kỷ

Đường biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ kéo dài gần 3500 km và hai bên coi đây là Đường Kiểm soát Thực tế ngăn giữa hai nước. Chiến tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã nổ ra vào năm 1962 lan xuống vùng Ladakh. Kể từ đầu những năm 1990, hai bên cố gắng giảng hoà nhưng bất thành.

Vấn đề gây mâu thuẫn đó chính là Bắc Kinh tuyên bố bang Đông Bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh là một phần của Tây Tạng và vì thế là thuộc về Trung Quốc song Ấn Độ kịch liệt phản đối điều này.

Vào tháng 8/2019, Ấn Độ đơn phương tuyên bố Ladakh là lãnh thổ thuộc liên bang đồng thời tách vùng này ra khỏi Kashmir. Cùng với một số nước khác, Trung Quốc kịch liệt lên án hành động này.

Các con số đáng chú ý trong các chiến dịch 'bài' Trung Quốc

Sonam Wangchuck, kỹ sư và nhà cách tân đến từ Ladakh, là giám đốc Phong trào Văn hoá - Giáo dục Sinh viên Ladakh (SECMOL). Wangchuk đã trở thành tâm điểm chú ý vào năm 2008 khi câu chuyện của anh đã truyền cảm hứng cho nhân vật Phunsukh Wangdu trong bộ phim nổi tiếng của Bollywood “3 chàng ngốc”. Bộ phim của đạo diễn Rajkumar cũng đã gây chấn động tại Trung Quốc.

Trong chiến dịch 'bài' Trung Quốc của Ấn Độ, Wangchuk đã thủ vai trong một đoạn video “tẩy chay Trung Quốc” được truyền bá rộng rãi trên các mạng xã hội. Trong đoạn video này có cảnh Wangchuk ngồi tại Ladakh ở trận địa của một cuộc đụng độ giữa quân lính Trung Quốc và Ấn Độ.

“Hãy xoá toàn bộ ứng dụng của Trung Quốc khỏi điện thoại của bạn”, nhân vật này nói và tiếp tục giải thích nếu hàng triệu tẩy chay các ứng dụng Trung Quốc thì chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc và truyền tải một thông điệp rõ ràng cho Bắc Kinh. Wangchuk cũng thúc giục người Ấn Độ vứt bỏ các điện thoại di động do Trung Quốc sản xuất cũng như tất cả các sản phẩm có gắn mác “Made in China”.

Sau làn sóng chỉ trích, Wangchuk đã tung ra một video mới trong đó có nói không có cường quốc nào trên thế giới có thể buộc người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm này hơn sản phẩm khác.

Trong khi đó, một bậc thầy về yoga Ấn Độ, Swami Ramdey, đã phát hành một video mới minh hoạ cách xoá các ứng dụng của Trung Quốc như TikTok và Shareit và thay vào đó cài đặt các phần mềm của Ấn Độ như Flipkart và Sharechart. Hãng khổng lồ về bán lẻ Walmart của Mỹ kiểm soát 77% cổ phiếu của Flipkart, trong khi Sharechat nhận được nguồn vốn đáng kể từ một số công ty đầu tư của Trung Quốc như Shunwei Capital, Xiami và Morningside Ventures.

Công ty OneTouch App Labs đóng trụ sở tại Jaipur đã tung ra chương trình phần mềm Remove China Apps (Xoá các ứng dụng của Trung Quốc) trên Play Store của Google. Phần mềm này có thể phát hiện các ứng dụng của Trung Quốc và tự động xoá chúng. Remove China Apps đã được tải về khoảng 5 triệu điện thoại di động trước khi Google xoá phần mềm này vì vi phạm chính sách của công ty.

Thiếu 'các phần mềm' tương xứng thay thế

Nhà báo chuyên đưa tin về công nghệ Sahil Bhalla cho biết nhiều công ty Trung Quốc như Xiaomi và TikTok xem Ấn Độ như là thị trường nước ngoài lớn nhất và quan trọng nhất. “Người Ấn Độ khó lòng có thể đoạn tuyệt ngay với các ứng dụng của Trung Quốc” và bất kỳ chiến dịch nào kêu gọi tẩy chay các phần mềm của Trung Quốc chỉ có thể lay động được người tiêu dùng khi có “đủ các phần mềm tốt tương xứng khác thay thế”, Bhalla nói.

Theo nhà báo Bhalla, “sự xâm nhập các ứng dụng của Ấn Độ trên Google Play Store và Apple's App Store còn rất chậm chạp”. Ông cho biết nhiều người Ấn Độ không nhận thức về những vấn đề về quyền sở hữu của các công ty công nghệ và mức cổ phần của Trung Quốc. Vì vậy, Bhalla hoài nghi về việc Ấn Độ có thể chối bỏ tất cả những gì của Trung Quốc đặc biệt khi các công ty Trung Quốc đã bơm hàng tỉ vào thị trường công nghệ Ấn Độ và thuê nhiều nhân công Ấn Độ.

Theo báo cáo của SensorTower, công ty cung cấp thông tin thị trường đóng tại San Francisco (Mỹ), TikTok được xếp hạng là phần mềm không phải trò chơi được tải về nhiều nhất thế giới trong tháng 5/2020, tăng gấp đôi so với năm trước trong khi số lượng tải các phần mềm của Ấn Độ chỉ chiếm 20% trong cùng tháng này.

Đồng thời, ByteDance, công ty mẹ của TikTok gần đây đã tuyển dụng một số lượng lớn nhân viên tại Ấn Độ và dự định đầu tư 1 tỉ USD vào thị trường Ấn Độ.

Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại

Các nhà kinh tế khuyến cáo các chiến dịch tẩy chay này không mô tả chính xác vị thế của cả Ấn Độ và Trung Quốc trong trật tự kinh tế thế giới.

Ông Biswajit Dhar, giáo sư Đại học Jawaharlar, cho hay “Ấn Độ là một nước eo hẹp về nguồn lực và đang đi tìm kiếm nguồn đầu tư nước ngoài. Một nước nếu lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài thì sẽ phải thu hút các công ty nước ngoài. Nếu chúng ta cấm hoặc tẩy chay hàng ngoại, chúng ta sẽ phải làm gì với những công ty nước ngoài này?”.

Ônh Dhar cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ trong lĩnh vực thương mại chứ không phải đầu tư. Thâm hụt thương mại Ấn Độ với Trung Quốc từ năm 2018 đến 2019 đứng ở mức khoảng 65 tỉ USD.Theo ông Dhar, bất cứ ai chủ trương ủng hộ chiến dịch “nói không với hàng Trung Quốc” không nên quên ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gần đây. “Trong thời buổi ngày nay, các biện pháp như vậy không đem lại lợi ích trong lâu dài”, ông Dhar nhận định./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại