Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn

Phạm Nguyễn |

Sáng 30/4, người dân và du khách đã đến Bảo tàng lịch sử TPHCM chiêm ngưỡng 150 hiện vật ở triển lãm chuyên đề “Sắc mộc – Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn”. Khách tham quan thực sự ấn tượng với các hiện vật mang nét đẹp văn hóa, câu chuyện lịch sử, đồng thời thể hiện nét tài hoa, tư duy thẩm mỹ tinh tế của các nghệ nhân xưa.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 1.

Điêu khắc gỗ là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời của người Việt. Đặc biệt, vào thời Nguyễn, do nhu cầu trong việc xây dựng kiến trúc cung điện, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và bài trí trong cung đình, đồ gia dụng gia tăng... nên đã tạo điều kiện cho nghề điêu khắc gỗ phát triển mạnh

.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 2.

Mộc bản Triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt về hình thức, nội dung và phương thức chế tác; là bản gốc của các bộ chính văn, chính sử nổi tiếng của Việt Nam được biên soạn, khắc in chủ yếu dưới Triều Nguyễn. Mộc bản được hình thành chủ yếu bằng kỹ thuật khắc ngược ký tự Hán Nôm trên gỗ để in ra sách được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phong kiến và còn lưu giữ được đến ngày nay.


Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 3.

Với giá trị đặc biệt về nội dung, nghệ thuật chế tác, Mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới vào ngày 31/7/2009 và trở thành Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam.


Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 4.

Không gian tiếp khách trong ngôi nhà cổ dân gian truyền thống với điểm nhấn là chiếc trấn phong cùng bộ bàn ghế bành tượng, được khảm xà cừ ngũ sắc và cẩn đá màu tạo thành nét đẹp rất đặc trưng; Các hiện vật gắn với triết lý, châm ngôn về giáo dục, bồi dưỡng người hiền được thể hiện qua đề tài trang trí trên các hiện vật như trường kỷ, hoành phi, liễn đối, tranh thư pháp, án thư...


Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 5.

Tinh xảo chiếc án thư. Do nhu cầu phổ biến các điều luật, ghi lại sự kiện lịch sử và lưu truyền văn hóa truyền thống nên mộc bản thời Nguyễn ra đời và được chế tác rất nhiều, bằng các loại gỗ như thị, mít, táo. Ngoài giá trị về mặt kỹ thuật chế tác và mỹ thuật trình bày, mộc bản còn có giá trị về mặt sử liệu.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 6.

Các hiện vật gắn với triết lý, châm ngôn về giáo dục, bồi dưỡng người hiền được thể hiện qua đề tài trang trí trên các hiện vật như trường kỷ, hoành phi, liễn đối, tranh thư pháp, án thư… trong không gian thư phòng hay phòng khách với mục đích cổ vũ tinh thần khuyến học cho con cháu.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 7.

Một du khách dẫn con đến xem các hiện vật đứng trầm ngâm khá lâu.


Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 8.

Điêu khắc gỗ thời Nguyễn đã tạo nên một phong cách riêng biệt cùng kỹ thuật tinh xảo hiếm có. Vì thế, sự ảnh hưởng đó ít nhiều tác động đến tư tưởng để hình thành các sản phẩm dân gian. Thời kỳ này, Huế giữ vị thế là đầu tàu của nền nghệ thuật dân tộc, cả nghệ thuật cung đình cao sang quý phái và nghệ thuật dân gian sinh động, phong phú. Không gian tiếp khách trong ngôi nhà cổ dân gian truyền thống với điểm nhấn là chiếc trấn phong cùng bộ bàn ghế bành tượng, được khảm xà cừ ngũ sắc và cẩn đá màu tạo thành nét đẹp rất đặc trưng. Hiện vật trưng bày có mảng chạm khắc bài “Sơn cư thu minh” của Vương Duy và “Xuân sơn nguyệt dạ” của Vu Lương Sử (thời nhà Đường, Trung Quốc).


Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 9.

Một du khách đang ghi lại không gian tiếp khách được trang trí bởi đồ mộc thời Nguyễn.


Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 10.

Triển lãm về đồ gỗ thời Nguyễn là một trong các trưng bày hiếm hoi không chỉ của Bảo tàng Lịch sử TPHCM, mà còn đối với mọi bảo tàng ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Bởi tính chất không bền bỉ, hay bị mối mọt và nguy cơ hỏa hoạn tàn phá nên nhiều tác phẩm gỗ cổ xưa không còn tồn tại hoặc ít giữ được vẻ nguyên vẹn, hoàn hảo.


Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 11.

Chiếc gối kê đầu thời Nguyễn khá bắt mắt, kiểu dáng có thể nói là đi cùng năm tháng. 150 hiện vật trong “Sắc mộc - Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn” không chỉ hoàn hảo mà còn thể hiện rõ những câu chuyện lịch lý thú, những tư tưởng thẩm mỹ của thời đại, phản ánh rõ tay nghề và sự tỉ mẩn của nghệ nhân xưa.


Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 12.

"Có những chi tiết nhỏ như đầu đũa ăn được chạm trổ rất tỉ mỉ, tôi đứng đây xem nãy giờ rất lâu mà không thấy chán. Tôi thực sự bất ngờ với tay nghề của người thợ mộc cách đây hàng trăm năm", một du khách chia sẻ.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 13.

Nghệ thuật điêu khắc tượng thờ trong ngôi chùa cổ Nam Bộ với các pho tượng: Thích Ca sơ sinh, Giám Trai, Già Lam, Tiêu Diện Đại Sĩ... có tạo hình mang đậm chất dân gian.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 14.

Bộ binh khí có kích thước nhỏ như chiếc đũa ăn được chạm trổ đường nét cực tinh xảo.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 15.

Chân đế, một vật dụng trong nhóm thờ cúng được chạm trổ bắt mắt với những chi tiết nhỏ như cây tăm, hay chỉ vài phân.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 16.

Đầu phụng phần chân đế đẹp hoàn hảo, thu hút sự quan tâm của du khách.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 17.

Phần đầu rồng của chân đế nhìn chính diện có thể thấy giá trị nghệ thuật mà những đôi tay tài hoa đã để lại cho hậu thế.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 18.

Hoạ tiết hình rồng trên chiếc hộp được tả thực và rất chi tiết. Theo giới chuyên gia, thời Nguyễn cùng với nhu cầu xây dựng trang trí điện đài cung tẩm là nhu cầu hưởng thụ cái đẹp cùng những nét tinh hoa mới bởi sự du nhập của văn hóa phương Tây. Bởi vậy, mỗi sản phẩm ngoài nét đặc trưng mang hồn cốt phương Đông còn có sự tiếp biến ý tưởng của văn hóa phương Tây.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 19.

Điêu khắc gỗ thời Nguyễn đã tạo nên một phong cách riêng biệt cùng kỹ thuật tinh xảo hiếm có. Vì thế, sự ảnh hưởng đó ít nhiều tác động đến tư tưởng để hình thành các sản phẩm dân gian. Thời kỳ này, Huế giữ vị thế là đầu tàu của nền nghệ thuật dân tộc, cả nghệ thuật cung đình cao sang quý phái và nghệ thuật dân gian sinh động, phong phú.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 20.

Một chiếc hộp gỗ "sơn son thếp vàng" đẹp không thua đồ kim loại.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gỗ triều Nguyễn - Ảnh 21.

Đối với triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, các đồ ngự dụng vô cùng đa dạng, phong phú về kiểu thức, chức năng, chất liệu, giá trị nghệ thuật… Khác rất nhiều với thời đại chúng ta ngày nay, đồ dùng vật dụng thời Nguyễn ngoài tiện ích, chức năng tâm linh hay biểu tượng tinh thần của con người thời kỳ này, thì còn có những thuộc tính như các ý nghĩa, biểu tượng của chúng trong đời sống của xã hội phong kiến thời Nguyễn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại