Cây đa tọa lạc trên một bãi đất rộng, xung quanh được bao bọc bằng “bức tường” sắt kiên cố. Ngay bên cạnh là đình làng Rùa, thờ Tản Viên Sơn thánh, mới được tu bổ, sửa chữa một thời gian
Thủ từ Nguyễn Văn Tỵ (dân tộc Mường, 69 tuổi) cho biết, không ai biết được tuổi thọ chính xác của cây, chỉ biết rằng cây xuất hiện từ đời cha ông. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cây đa vẫn đứng vững chãi, rợp bóng mát cho làng. |
Cây đa thần Rùa hiện nay được đánh giá thuộc vào loại khổng lồ và đẹp nhất Việt Nam. |
Bộ rễ hoành tráng với nhiều rễ lớn và hàng chục rễ phụ buông lơi từ tít ngọn cây sà xuống, rồi vươn trên mặt đất như những chiếc móng rùa vững chãi cắm sâu vào lòng đất. |
Thân cây có lắm hang nhiều hốc, các rễ lớn trắng phau như được tô phấn; rêu xanh bám chặt, dương xỉ la đà tạo nên vẻ đẹp cổ kính cực kỳ quyến rũ cho cây đa ngàn tuổi này. |
Cũng theo thủ từ Nguyễn Văn Tỵ, đình Rùa từng là cơ sở kháng chiến của các cơ quan tỉnh Sơn Tây và là nơi đào tạo thiếu sinh quân do các tướng Hoàng Thái, Hoàng Sâm, Phùng Thế Tài lãnh đạo. Không những vậy, đây còn là cơ sở của Trung đoàn cảm tử 66 mà thời ấy người dân thường gọi Trung đoàn Ký Con nổi tiếng |
Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bất chấp thời gian, cây đa thần Rùa huyền thoại của xóm Rùa vẫn đứng đó với những bành rễ tạo hình như những bộ chân móng của thần Rùa, phần ngọn lá luôn giữ đựợc màu tươi xanh, rất xứng đáng là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc. |
Theo ông Tỵ, dường như mỗi cây cổ thụ tồn tại trên đất nước Việt Nam đều có những câu chuyện kỳ bí riêng. Cây đa có nhiều hang hốc là nơi sáo về làm tổ… nhưng khi thanh niên trong làng bắt sáo thì mọi chuyện lại khác. Ẩu đả, nhiều chuyện bất an xảy đến… nhiều người trong số đó mơ thấy thần Rùa về quở trách đòi trả lại sáo. Sợ quá, họ bèn đem trả lại thì mọi chuyện lại diễn ra bình thường. Lại có lần, một cành lớn của cây bị đổ, có thanh niên trong làng gọi khách đến cưa bán. Gỗ được tập kết lên xe, đi được khoảng 10m thì xe rơi xuống khe nước ven ven làng. Sợ quá, chủ xe phải trả lại gỗ, làm lễ mới dám ra về. Theo phong tục, thời gian mọi người dân làng Rùa khi đi qua Cây đa đều phải ngả mũ để thể hiện sự kính cẩn trước Thần cây đa.