Chiếc gương có chiều ngang 11,3 cm được chế tác ở Trung Quốc thời Hậu Hán (năm thứ 25-220 SCN). Các chi tiết khắc trên di vật này cho thấy đây chính là gương hồ quang. Ngoài ra trên đó còn khắc dòng chữ “chang yi zisun” với nghĩa là “vì lợi ích cho các thế hệ tương lai mãi mãi.”
Các nhà chức trách thành phố Fukuoka, thủ phủ của hòn đảo Kyūshū ở Nhật Bản và là nơi chiếc gương được tìm thấy, cho biết chiếc gương này đặc biệt bởi vì nó đã được tìm thấy trong tình trạng tốt và còn nguyên vẹn.
Nó thậm chí vẫn có thể sử dụng được dù hình ảnh phản chiếu có đôi chút méo mó. Có thể do ở trong môi trường ẩm ướt đã giúp gương được bảo vệ trước quá trình oxy hóa, dù đã trải qua một quãng thời gian dài.
Một bình gốm từ thời Yayoi. Nguồn: ancient-origins
Hidenori Okamura, giáo sư khảo cổ học của Trung Quốc tại Đại học Kyoto, đã cung cấp một số thông tin cơ bản về nơi khai quật, cũng như mục đích tạo ra nó:
"Địa điểm được tìm thấy không phải là một ngôi mộ, do đó gương có thể đã được sử dụng trong các nghi thức tôn giáo. Phát hiện này cũng sẽ được dùng như là tài liệu để xác định chính xác ngày kết thúc giai đoạn cuối thời kỳ Yayoi.”
Đây không phải là lần đầu tiên một chiếc gương đồng đặc biệt như vậy được phát hiện ở Nhật Bản. Trước đây, đã có bài báo nói về việc nhận dạng cái gọi là "gương ma thuật" ở Bảo tàng Quốc gia Kyoto.
Gương ma thuật sở hữu bề mặt nhám nhẹ - điều mắt thường không thể nhìn ra – giúp tạo ra các hoa văn ở mặt sau khi ánh sáng phản chiếu qua phía trước.
Một số giả thuyết cho rằng những loại gương này có thể đã được sử dụng trong các buổi lễ thờ phụng mặt trời.
Một viên chức thuộc Viện nghiên cứu thuộc tính văn hóa cổ Nhật Bản đã đưa ra lời giải thích cách gương đồng có thể đã đến Nhật Bản:
"Phát hiện gần đây nhất cho thấy nước Na ở thời kỳ đó có một nhân vật xuất chúng và đầy quyền lực để giành được một chiếc gương do người Trung Quốc tạo ra."
Cũng theo Newsweek, khoảng thời gian gương xuất hiện trùng hợp với giai đoạn các sứ thần Nhật Bản đã bôn ba tới Đại lục 2 lần cho sứ mệnh ngoại giao vào năm thứ 57 và 107 SCN. Đó cũng là giai đoạn mà ngành luyện kim du nhập vào Nhật Bản từ nhiều vùng của Hàn Quốc và Trung Quốc.
Gương có thể không có nhiều giá trị ngày hôm nay ngoài việc để “soi”, nhưng những đồ vật này lại là những món quà quý giá và được sử dụng để tạo ra hoặc thắt chặt các liên minh chính trị trong quá khứ.
Một chiếc gương đồng khác từ thời Kofun được tìm thấy ở Nhật Bản. Nguồn: ancient-origins
Với việc chiếc gương được trưng bày tại Bảo tàng thành phố Fukuoka sẽ giúp mọi người nâng cao nhận thức cũng như sự quan tâm hơn về thời xa xưa.
Nguồn: Ancientorigins