Chỉ tốn 1 USD mua đất, một doanh nghiệp vỡ bẫm nhờ đào trúng ‘kho báu tàng hình’ 12 tỷ USD, khai thác một ngày có thể đủ dùng cho cả một quốc gia

Anh Dũng |

Công ty đã không ngờ về quy mô cũng như tính chất quý giá của kho báu này.

Chỉ tốn 1 USD mua đất, một doanh nghiệp vỡ bẫm nhờ đào trúng ‘kho báu tàng hình’ 12 tỷ USD, khai thác một ngày có thể đủ dùng cho cả một quốc gia- Ảnh 1.

Ảnh: Renergen

Công ty khởi nghiệp Renergen của Nam Phi đã mua quyền sản xuất và thăm dò các cánh đồng cỏ quanh một thị trấn thuộc Free State, gần tiểu bang Virginia, Mỹ. Điều đáng nói là họ đã chỉ phải trả 1 USD vào năm 2013 để sở hữu quyền này và bắt đầu hoạt động thăm dò khoáng sản. Bất ngờ thay, họ đã phát hiện ra nồng độ helium cao lạ thường.

Ngoài việc thổi bóng bay cho các bữa tiệc, khí heli không màu, không mùi, không vị còn có nhiều ứng dụng thương mại. Khi ngưng tụ thành dạng lỏng, heli dùng làm mát trong sản xuất vi mạch và vận hành công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, giá helium toàn cầu luôn biến động và nguồn cung thất thường. Cả thế giới chỉ có chưa đến 10 quốc gia sản xuất heli.

Vì thế, công ty Renergen đã đào trúng “khó báu”. Hiện công ty đã chứng minh được mỏ khí này có trữ lượng hơn 198 triệu m3 với trị giá hơn 4 tỷ USD. Kho báu này có thể lên tới 12 tỷ USD khi tính cả trữ lượng tiềm năng.

COO Nick Mitchell của Renergen hồi tưởng lại khát vọng khiêm tốn ban đầu là xây dựng một nhà máy điện khí quy mô vài megawatt để tìm kiếm cơ hội khai thác xung quanh. Công ty đã không ngờ về quy mô cũng như tính chất quý giá của mỏ heli này.

Vào tháng 1/2023, công ty đã sản xuất thành công helium hóa lỏng. Công ty hy vọng sẽ bắt đầu hoạt động thương mại trong thời gian tới, xử lý và phân phối cho các công ty kỹ thuật toàn cầu.

Chỉ tốn 1 USD mua đất, một doanh nghiệp vỡ bẫm nhờ đào trúng ‘kho báu tàng hình’ 12 tỷ USD, khai thác một ngày có thể đủ dùng cho cả một quốc gia- Ảnh 2.

Ảnh: Renergen

Theo ông Mitchell, “dự án giai đoạn 1” của công ty do chính phủ Mỹ tài trợ sẽ sản xuất khoảng 350 kg khí heli mỗi ngày, đủ đáp ứng mọi yêu cầu của Nam Phi mà vẫn còn dư thừa.

“Dự án giai đoạn 2”, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027 và đã nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ cũng như Ngân hàng Standard của Nam Phi. Sản lượng dự kiến sẽ tăng lên 4,2 tấn mỗi ngày, sản xuất khoảng từ 6% - 8% tổng sản lượng nguồn cung khí heli toàn cầu.

Theo công ty Research and Markets, thị trường khí heli toàn cầu dự đoán có trị giá hơn 6 tỷ USD vào năm 2027, điều đó sẽ mang lại một khoản lợi nhuận lớn cho Renergen.

Mặc dù công ty đưa ra nhiều kế hoạch tham vọng, giá cổ phiếu của Renergen vẫn giảm mạnh trong quý cuối cùng của năm 2023 vì những nghi ngờ xung quanh tính minh bạch của công ty. Tuy nhiên, CEO Stefano Marani tin rằng công ty có thể vượt qua tâm lý nghi ngại của nhà đầu tư.

Vào tháng 12, Renergen thông báo đã bán 5,5% cổ phần của công ty con Tetra4 với giá 550 triệu rand (29 triệu USD) cho hai công ty quản lý đầu tư là Mahlako Energy Fund và Third Way Investment có trụ sở tại Johannesburg.

Công ty cũng có kế hoạch tăng thêm vốn chủ sở hữu thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn giao dịch Nasdaq ở Mỹ. Công ty trước đó đã được niêm yết tại Nam Phi và Australia.

Theo CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại